Bệnh gai cột sống có thể gây biến chứng đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh liên sườn, tê liệt… Người bệnh gai cột sống nên điều trị sớm, tránh gây ảnh hưởng nặng nề.
Gai cột sống có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau
Bệnh gai cột sống là gì?
Gai cột sống hay còn gọi là bệnh thoái hóa cột sống là sự hình thành các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đây chính là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống, chấn thương hoặc sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tại đốt sống.
>> Xem thêm Bệnh gai đốt sống: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Gai cột sống hay còn gọi là thoái hóa cột sống
Gai cột sống thường xảy ra ở vị trí nào?
Gai cột sống cổ
Đối với bệnh nhân bị gai cột sống cổ, triệu chứng thường thấy đó là vùng chẩm đằng sau gáy đau liên tục trong nhiều ngày. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân tiếp tục bị đau cả những phần khác, ví dụ như: xương bả vai, thậm chí bị tê cánh tay.
Gai cột sống lưng
Trong cấu tạo của cơ thể con người, cột sống thắt lưng có 5 đốt, được kí hiệu lần lượt là L1, L2, L3, L4 và L5. Các bác sĩ thường phát hiện bệnh nhân bị gai cột sống lưng ở vị trí đốt sống L4 và L5.
Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng như thắt lưng bất ngờ bị đau, tuy nhiên hiện tượng này nhanh chóng kết thúc. Mỗi khi vận động mạnh cơn đau lại ập đến. Một số trường hợp bị đau ở lưng và lan ra các vùng khác trên cơ thể, đó là: hông, mông, cổ chân,…
>> Xem thêm Đau cột sống thắt lưng: Không điều trị ngay dễ tàn phế suốt đời
Gai cột sống thường xảy ra ở vị trí cổ và thắt lưng
Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gai xương cột sống mọc ra nhưng phổ biến là do:
-
Tuổi tác: Xương cột sống theo thời gian sẽ bị thoái hóa, lúc này bao xơ đĩa đệm bị khô, mất nước, xẹp hoặc rạn nứt làm cho xương khớp va chạm, ma sát gây viêm, tuổi càng cao thì nguy cơ bị gai cột sống càng lớn.
-
Xương khớp bị viêm: Khi xương khớp bị viêm, đĩa đệm ở giữa các đốt xương bị tổn thương, hư hại. Chính điều này làm mất đi cấu trúc vốn có của cột sống. Khi đó, cơ thể sẽ hình thành gai xương bao quanh khớp xương cột sống để tự ổn định cột sống.
-
Do bị lắng đọng canxi: Đĩa đệm cột sống bị xẹp đi làm cho dây chằng bị giãn, chuyển động khớp bị ảnh hưởng. Lúc này để giữ vững được cột sống thì cơ thể sẽ tự điều chỉnh để dây chằng dày lên dễ làm gai xương hình thành.
-
Thoái hóa cột sống: Tình trạng xương cột sống bị thoái hóa có thể dẫn đến gai xương được hình thành. Trường hợp này nếu muốn kiểm soát, loại bỏ được gai xương sống thì cần phải điều trị thoái hóa cột sống.
Tuổi càng cao thì nguy cơ bị gai cột sống càng lớn
Triệu chứng bệnh gai cột sống
Các biểu hiện thông thường có thể gặp của gai cột sống là:
-
Đau ở vùng cổ, thắt lưng đặc biệt khi đứng hoặc di chuyển. Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
-
Mất cảm giác hoặc bất thường ở phần cột sống liên quan.
-
Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể đau tê ở cổ lan qua hai tay hoặc đau ở lưng dọc xuống hai chân
-
Cơ bắp tay chân có thể yếu đi
-
Cơ thể mất cân bằng
-
Mất kiểm soát tiểu tiện hoặc đại tiện (thường trong trường hợp nguy kịch)
-
Rối loạn thần kinh thực vật (các phản xạ tự động rối loạn, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp…).
Một trong những triệu chứng gai cột sống là đau ở vùng thắt lưng
Phòng ngừa bệnh gai cột sống
-
Không ngồi quá lâu hoặc ngồi sai tư thế
-
Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải lực đè lên cột sống
-
Hạn chế khuân vác nặng, tránh chơi những môn thể thao quá sức như cử tạ, đá bóng,…
-
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều hết sức quan trọng với những bệnh nhân gai cột sống. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh.
-
Để phòng ngừa các cơn đau do gai cột sống, khi đi ngủ, nên sử dụng các loại đệm mềm mại, không nên dùng loại đệm quá cứng, cũng như nằm ở tư thế không thoải mái.
Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải lực đè lên cột sống
Điều trị bệnh gai cột sống bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Từ xưa, cha ông ta đã ứng dụng nhiều bài thuốc Đông y trong việc điều trị bệnh xương khớp. Tuy vậy, đa phần là các bài thuốc trong sách hoặc lan truyền qua internet chưa được kiểm chứng nên hiệu quả thường rất khác nhau. Tuy hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc có hiệu quả thực sự. Bài thuốc bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp bí truyền trong dân gian là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được sản xuất trên dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO thành thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2 viên nén tiện dụng.
Thuốc xương khớp Đông y thế hệ 2 hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/benh-gai-cot-song-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-107454-9.html
Xương Khớp Nhất Nhất sản xuất từ thảo dược
Thành phần:
645mg cao khô tương đương: Đương quy 750mg, Đỗ trọng 600mg, Cẩu tích 600mg, Đan sâm 450mg, Liên nhục 450mg, Tục đoạn 300mg, Thiên ma 300mg, Cốt toái bổ 300mg, Độc hoạt 600mg, Sinh địa 600mg, Uy linh tiên 450mg, Thông thảo 450mg, Khương hoạt 300mg, Hà thủ ô đỏ 300mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Một số lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc:
-
Thời gian điều trị bệnh khớp phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Bệnh nhẹ, mới khởi phát, dùng thuốc liên tục trong 2 - 6 tuần. Bệnh khớp mãn tính, tái phát nhiều lần, đã phải tiêm thuốc Tây vào các khớp, nên dùng thuốc liên tục khoảng 3 - 6 tháng.
-
Triệu chứng đau có thể tăng nhẹ sau khoảng 2 - 10 ngày dùng thuốc, đây là hiện tượng “công thuốc“ hay gặp trong Đông y, bệnh nhân không được ngừng sử dụng thuốc, triệu chứng đau sẽ giảm sau 1 thời gian ngắn dùng thuốc.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 191/2017/XNQC-QLD
Số đăng ký thuốc VD-25463-16
|