Vì trẻ sơ sinh còn nhỏ nên đa số phụ huynh sẽ áp dụng các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian, để hạn chế dùng thuốc. Tìm hiểu những cách trị nghẹt mũi an toàn và hiệu quả.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian được nhiều bà mẹ tin tưởng
MỤC LỤC
-
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
-
Vì sao ở trẻ sơ sinh lại hay bị ngạt mũi?
-
Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
-
Các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian
-
Giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi với dung dịch vệ sinh mũi
|
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh và trẻ em trong độ tuổi 1-3 tuổi thường xuyên mắc phải các bệnh đường hô hấp do vi khuẩn và virus tấn công.
Nghẹt mũi là tình trạng các mạch máu tại lớp lót niêm mạc mũi bị tổn thương dẫn đến viêm và phù nề kèm theo hiện tượng tăng tiết dịch.
Dịch nhầy quá nhiều có thể ứ động và gây ra tắc nghẽn khoang mũi, cản trở không khí đi qua, gây khó thở, thở khò khè... Trẻ biếng ăn, không chịu bú mẹ, quấy khóc và không chịu ngủ. Đặc biệt, tắc nghẽn đường thở nếu không cẩn thận có thể cản trở việc trẻ bú mẹ gây sặc.
Vì sao ở trẻ sơ sinh lại hay bị ngạt mũi?
Trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, do đó vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công và
gây bệnh trên đường hô hấp của trẻ.
Bên cạnh đó, ống mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ và hẹp, đường kính mỗi bên chỉ khoảng 2-3 cm.
Khi niêm mạc mũi bị tổn thương, chất nhầy dễ bị ứ đọng lại và gây tắc nghẽn khoang mũi, cản trở đường thở. Trẻ có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là do cảm lạnh và cúm.
Thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi. Virus gây bệnh có thể dễ dàng tấn công và gây tình trạng nghẹt mũi kèm theo ho, sốt, mệt mỏi, chảy nước mắt, hắt hơi...
Các nguyên nhân thường gặp khác bao gồm:
-
Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, sự thay đổi của thời tiết, độ ẩm không khí…
-
Do chất nhầy khi sinh chưa được loại bỏ hết.
-
Có dị vật trong mũi
Dùng dầu tràm có thể giúp trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh
Các cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian
Vì trẻ sơ sinh còn nhỏ, nên thông thường các phụ huynh sẽ áp dụng các biện pháp dân gian trước.
Nếu không hiệu quả mới áp dụng các biện pháp khác như dùng thuốc.
Một số biện pháp dân gian thường được sử dụng là:
Dùng lá trầu không
-
Lấy vài lá trầu không, rửa sạch và hơ nóng trên lửa.
-
Để lá trầu ấm, không quá nóng, đặt lên ngực và lưng của trẻ.
-
Lặp lại vài lần trong ngày, lá trầu không có tính kháng viêm và làm ấm sẽ giúp thông mũi.
Nước hành tây
-
Giã nhỏ hành tây, lấy nước cốt. Pha loãng nước cốt hành tây với nước ấm.
-
Nhỏ vài giọt vào mũi trẻ. Mùi hăng của hành tây sẽ giúp làm thông mũi.
Nước lá húng chanh
-
Lấy một nắm lá húng chanh, rửa sạch, giã nhuyễn và lấy nước cốt. Pha loãng nước cốt húng chanh với nước ấm.
-
Nhỏ vài giọt vào mũi trẻ. Húng chanh có tính kháng khuẩn và giúp thông mũi hiệu quả.
Lá tía tô
-
Giã nhuyễn lá tía tô, lấy nước cốt. Pha loãng nước cốt tía tô với nước ấm.
-
Nhỏ vài giọt vào mũi trẻ. Lá tía tô có tính kháng khuẩn và giúp làm thông mũi.
Thoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ
Lòng bàn chân là nơi chứa nhiều huyệt vị cũng như đầu dây thần kinh liên quan mật thiết tới nhiều vấn đề sức khỏe.
-
Thoa 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp lên lòng bàn chân trẻ và massage trong vòng khoảng 1 phút.
-
Thực hiện ở cả hai chân sau đó đeo thêm tất cho trẻ để giữ ấm và giảm nghẹt mũi do nhiễm lạnh.
Sử dụng dầu tràm
Tinh dầu tràm được biết tới với tác dụng cải thiện tình trạng tắc nghẽn xoang, kháng viêm, nấm nhờ thành phần có chứa alpha-sabine.
Sử dụng dầu tràm sẽ giúp giảm viêm, giảm sưng xoang, làm hết tình trạng nghẹt mũi và sổ mũi ở trẻ sơ sinh.
Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào gối hoặc chấm vào khăn sau đó quàng lên cổ cho bé. Bằng cách này cơ thể trẻ sẽ được giữ ấm và hạn chế tình trạng nghẹt mũi về đêm.
Lưu ý, trên đây là những biện pháp dân gian và nên thực hiện cẩn thận, tránh để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các nguyên liệu có thể gây kích ứng. Nếu
triệu chứng nghẹt mũi của trẻ không thuyên giảm hoặc trở nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi với dung dịch vệ sinh mũi
Để làm loãng dịch nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, cha mẹ có thể sử dụng dung dịch vệ sinh mũi để xịt vào mũi cho trẻ.
Dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn...) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi.
Dung dịch vệ sinh mũi có sản phẩm dành cho trẻ em, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/bo-tui-nhung-cach-tri-nghet-mui-cho-tre-so-sinh-dan-gian-hieu-qua-n26972.html
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
Thành phần:
Natri clorid, Nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn...), Xylitol, Hương liệu, EDTA, Acid citric, Disodium hydrogen phosphate, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi.
Công dụng:
• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô, lạnh.
Đối tượng sử dụng:
• Người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thay đổi thời tiết, không khí khô lạnh, để ngăn ngừa viêm mũi xoang, nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng.
• Người bị nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng do viêm mũi xoang cấp, mạn tính, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm để giảm các triệu chứng trên.
• Có thể dùng lâu dài, an toàn. Dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.
Cách dùng:
• Người lớn: Xịt 4-6 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 2 – 3 lần.
• Trẻ em: Xịt 3-5 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 1 – 2 lần.
Cách sử dụng:
• Mở nắp bảo vệ, giữ chắc cổ chai giữa ngón cái và ngón giữa, đặt ngón trỏ lên vị trí nhấn.
• Đưa nhẹ nhàng vòi phun vào mũi
• Ấn nhanh đầu phun từ 2 đến 3 lần mỗi bên mũi (đối với người lớn) và từ 1 đến 2 lần (đối với trẻ em).
• Để dung dịch dư kéo chất nhầy chảy ra ngoài và hỉ mũi.
• Lau sạch vòi phun, đậy nắp bảo vệ.
Đóng gói:
Hộp 1 chai x 70 ml
Bảo quản: Ở nhiệt độ thường, tránh nắng mặt trời.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|