Nghẹt mũi là triệu chứng rất phổ biến và thường gặp. Chu kỳ mũi là luôn có sự luân phiên tắc nghẽn mũi từ bên này sang bên kia. Khi ở tình trạng sức khỏe bình thường, bạn sẽ không cảm nhận được sự thở mất cân xứng giữa 2 bên mũi. Nếu bệnh nhân cảm nhận được rõ ràng chu kỳ mũi thì đó là một hiện tượng bất thường, có thể do bệnh lý nào đó gây nên.
Nghẹt mũi một bên luân phiên là bệnh gì?
Nghẹt mũi một bên luân phiên là hiện tượng biểu hiện ở sự luân phiên sung huyết giữa 2 lỗ mũi, máu tập trung nhiều ở một bên mũi và tạo thành các túi phình, che mất đường thở. Người bệnh có thể quan sát thấy túi phình khi nhìn sâu vào hốc mũi.
Thông thường, sự gia tăng lượng máu gây nghẹt 1 bên mũi thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tiếng trước khi chuyển sang bên cánh mũi còn lại. Tình trạng này tăng lên khi người bệnh nằm xuống, nhất là trong trường hợp nằm nghiêng về phía bên mũi đang bị xung huyết.
Nghẹt mũi một bên luân phiên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý. Dựa vào các triệu chứng kèm theo và xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh. Sau đây là một số bệnh lý gây ra hiện tượng nghẹt mũi 1 bên:
-
Bệnh polyp mũi
Polyp mũi là một dạng u lành rất thường gặp, có thể đơn thuần ở hốc mũi hoặc có thể ở trong các xoang mặt hay ở cả xoang và mũi. Khối u này ngày càng lớn dần gây bít tắc niêm mạc mũi dẫn đến khó thở. Nếu polyp mọc ở bên mũi nào, người bệnh sẽ cảm thấy nghẹt thở bên mũi đó. Polyp mũi nhỏ thường ít gây triệu chứng, nhưng polyp lớn có thể cản trở đường hô hấp làm bệnh nhân khó thở và giảm khứu giác.
Các khối u polyp mũi gây nghẹt mũi ở bên chúng xuất hiện
-
Bệnh viêm mũi mạn tính
Nghẹt mũi một bên luân phiên cũng có thể do bệnh viêm mũi mạn tính gây ra. Bệnh xảy ra là do niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới bị viêm nhiễm bởi một nguyên nhân nào đó làm rối loạn chức năng tự chủ của mũi, đồng thời làm giãn mạch máu niêm mạc mũi, các tế bào plasma, lympho dễ dàng xâm nhập vào các tuyến mô và mạch máu xung quanh dẫn đến tình trạng tuyến giáp bị kích thích và hoạt động mạnh hơn. Lúc này, lượng dịch nhầy điều tiết ra ngày càng nhiều hơn và nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp sẽ gây nghẹt 1 bên mũi. Về lâu về dài, lượng oxy cung cấp không đủ có thể gây ra biến chứng ngưng thở tạm thời ngay khi bệnh nhân ngủ, trầm trọng hơn gây nhồi máu cơ tim, máu não,… dẫn đến đột tử.
-
Bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng tổn thương niêm mạc mũi khi người bệnh hít phải dị nguyên như bụi, khói, lông, tơ,... Niêm mạc mũi bị viêm, sưng tấy, bít tắc mũi dẫn đến triệu chứng nghẹt mũi, có thể nghẹt 1 bên nhưng cũng có thể nghẹt mũi 2 bên. Bên cạnh chứng nghẹt mũi, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện như hắt hơi liên tục, ngứa mũi, đau nhức mũi,…
Niêm mạc mũi bị tổn thương do tiếp xúc với các dị nguyên dẫn đến hiện tượng hắt hơi, nghẹt mũi
-
Bệnh viêm xoang
Bệnh viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc lót trong các xoang gây tắc nghẽn lỗ thông xoang. Tình trạng này khiến dịch nhầy ứ đọng, bám vào thành xoang gây đầy ứ, tắc nghẽn và hình thành mủ trong xoang. Bệnh không chỉ gây nghẹt mũi một ben mà còn gây ra nhiều biểu hiện khó chịu khác như đau đầu, chảy nước mũi, đau nhức xung quanh mũi, thái dương,…
-
Lệch vách ngăn mũi
Lệch vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn bị lệch sang một bên, phát triển không bình thường khiến người bệnh mắc các bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chấn thương hoặc thương tích vùng mũi, hệ quả của thương tích vùng mũi trong khi sinh,… Nếu nghiêm trọng sẽ gây đóng vảy, chảy máu ở một số người. Lệch vách ngăn mũi thường gây nghẹt mũi một bên liên tục, kéo dài, khứu giác suy giảm.
-
Bệnh ung thư mũi xoang
Nghẹt mũi một bên luân phiên do ung thư mũi xoang gây ra rất hiếm gặp. Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư mũi xoang: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên, đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai, chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng, chảy máu cam thường xuyên và liên tục, mất cảm giác về mùi hoặc hương vị.
Cách khắc phục nghẹt mũi một bên luân phiên
Nếu thường xuyên bị nghẹt mũi một bên luân phiên, bạn nên đi khám ngay để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhằm có cách điều trị hiệu quả.
Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, một số cách sau đây có thể giúp bạn giảm bớt chứng nghẹt mũi một bên luân phiên:
-
Mát xa vùng mũi: Dùng ngón giữa và ngón trỏ đặt từ đầu chân tóc kéo thẳng xuống hai đầu lông mày nhiều lần, hoặc có thể mát xa vùng 2 bên sống mũi, các huyệt đạo vùng mũi sẽ được thông, khiến cho triệu chứng nghẹt mũi tan biến.
-
Vào mùa lạnh có thể uống nhưng đồ uống giúp làm ấm cơ thể và tăng sức đề kháng như trà nóng, gừng pha mật ong hoặc mật ong chanh nóng...
-
Kê cao gối khi ngủ: Ngủ ở tư thế này sẽ khiến cho người bệnh dễ thở hơn, giảm thiểu nghẹt mũi. Trường hợp mũi bị nghẹt bên trái thì nằm nghiêng bên phải và ngược lại.
Kê cao gối khi ngủ và nằm nghiêng về bên không bị nghẹt mũi giúp giảm nghẹt mũi
-
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng thường xuyên có thể kiểm soát stress, giúp cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt. Phòng làm việc cũng như phòng ngủ nên dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ để tránh các bụi bẩn, vi khuẩn... Không khí trong lành cũng giúp cho vấn đề hô hấp được tốt hơn.
-
Thường xuyên vệ sinh mũi bằng cách nhỏ, rửa mũi, xịt mũi bằng nước muối giúp thông thoáng đường thở, loại bỏ các tác nhân gây bệnh đường hô hấp.
DS Phan Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/nghet-mui-mot-ben-luan-phien-la-benh-gi-101868-9.html
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
Thành phần:
•Người lớn: Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…), hương chanh tự nhiên, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.
•Trẻ em: Dung dịch vệ sinh mũi Zenko chứa muối, nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…), hương cam tự nhiên, với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc.
Đối tượng sử dụng:
• Người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, thay đổi thời tiết, không khí khô lạnh, để ngăn ngừa viêm mũi xoang, nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng.
• Người bị nghẹt mũi, sổ mũi, khô rát mũi, họng do viêm mũi xoang cấp, mạn tính, viêm đường hô hấp trên, cảm cúm để giảm các triệu chứng trên.
• Có thể dùng lâu dài, an toàn. Dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú.
Công dụng:
• Phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
• Làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, giúp làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.
Cách sử dụng:
• Mở nắp bảo vệ, giữ chắc cổ chai giữa ngón cái và ngón giữa, đặt ngón trỏ lên vị trí nhấn.
• Đưa nhẹ nhàng vòi phun vào mũi
• Ấn nhanh đầu phun từ 2 đến 3 lần mỗi bên mũi (đối với người lớn) và từ 1 đến 2 lần (đối với trẻ em), nếu hít mạnh theo nhịp phun sẽ giúp tăng hiệu quả tác dụng.
• Để dung dịch dư kéo chất nhầy chảy ra ngoài và hỉ mũi.
• Lau sạch vòi phun, đậy nắp bảo vệ.
Liều dùng:
• Người lớn: Xịt 4-6 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 2 – 3 lần.
• Trẻ em: Xịt 3-5 lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 1 – 2 lần.
Đóng gói: Hộp 1 chai x 75 ml
Bảo quản: Ở nhiệt độ thường, tránh nắng mặt trời.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.
ZENKO được sản xuất theo công thức nhượng quyền của Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc, Minneapolis, MN 55421, USA.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính) |