MỤC LỤC
-
Vì sao khi bị cảm lại đổ mồ hôi
-
Các triệu chứng đi kèm khi bị cảm lạnh đổ mồ hôi
-
Cách chăm sóc khi bị cảm lạnh đổ mồ hôi
|
Vì sao khi bị cảm lại đổ mồ hôi
Cảm lạnh đổ mồ hôi là tình trạng khi bạn bị cảm lạnh và cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi như một phần trong quá trình điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường, do vi rút cảm lạnh gây ra (chủ yếu là rhinovirus). Nguyên nhân của việc đổ mồ hôi khi bị cảm lạnh:
-
Cơ chế tự điều chỉnh nhiệt độ: Khi bị cảm, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, để hạ nhiệt, cơ thể sẽ tự động đổ mồ hôi. Đây là một phản ứng tự nhiên giúp cơ thể làm mát.
-
Cơ thể giải phóng độc tố: Đổ mồ hôi là cách cơ thể loại bỏ một số độc tố và vi khuẩn. Khi bạn bị cảm lạnh, mồ hôi có thể giúp thải các chất cặn bã và vi khuẩn ra ngoài.
-
Phản ứng với thuốc: khi hạ sốt bằng thuốc giảm sốt hoặc thuốc kháng viêm (như paracetamol hoặc ibuprofen), chúng làm thân nhiệt hạ xuống và đổ mồ hôi khi nhiệt độ giảm.
-
Mệt mỏi: Các triệu chứng của cảm lạnh như sốt, nhức đầu, mệt mỏi cũng khiến cơ thể tiết ra mồ hôi nhiều hơn.
Các triệu chứng đi kèm khi bị cảm lạnh đổ mồ hôi
-
Sốt nhẹ hoặc cao: Cảm lạnh có thể gây sốt, khiến cơ thể cảm thấy nóng và mệt mỏi.
-
Đau họng: Đau rát cổ họng là một triệu chứng phổ biến của cảm lạnh.
-
Ho và nghẹt mũi: Việc chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi rất thường xuyên xảy ra khi bị cảm lạnh.
-
Mệt mỏi, ớn lạnh: Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, và ớn lạnh (thỉnh thoảng xảy ra khi bị sốt) cũng là triệu chứng thường gặp.
Triệu chứng cảm lạnh thường gặp
Cách chăm sóc khi bị cảm lạnh đổ mồ hôi
Khi bị cảm lạnh, chăm sóc bản thân đúng cách có thể giúp bạn phục hồi nhanh chóng và cảm thấy dễ chịu hơn. Dưới đây là những cách chăm sóc bản thân hiệu quả khi bị cảm lạnh và đổ mồ hôi:
Dùng thuốc hạ sốt (nếu cần)
Có thể sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm đau.
Sử dụng gừng
Gừng có tính ấm, giúp giảm cảm lạnh và chống viêm. Bạn có thể uống trà gừn nóng hoặc ngậm một lát gừng tươi để làm dịu cổ họng.
Trà gừng là một trong những cách giải cảm đơn giản, hiệu quả
Xông hơi
Hít thở hơi nước ấm (có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tràm) giúp giảm nghẹt mũi và làm dịu họng.
Súc miệng bằng nước muối
Nếu bạn cảm thấy đau họng, súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp giảm viêm và làm sạch khoang miệng.
Nghỉ ngơi nhiều
Đảm bảo ngủ đủ giấc, ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm để giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt.
Giữ cơ thể thoải mái và thay quần áo khi ướt mồ hôi và luôn giữ cơ thể ở nhiệt độ thoải mái.
Sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong không khí, tránh không khí quá khô có thể gây ho và ngạt mũi.
Súc họng và vệ sinh khoang mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối hoặc các sản phẩm làm sạch chuyên dụng.
Bổ sung đủ nước
Uống nhiều nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể và làm dịu cổ họng. Có thể uống nước ấm, trà thảo dược, soup hoặc nước điện giải (như Oresol) để cung cấp đủ nước và khoáng chất cho cơ thể.
Hạn chế sử dụng đồ uống có caffeine hoặc rượu vì chúng có thể làm mất nước cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng
Ăn uống nhẹ nhàng: nên ăn các món dễ tiêu hóa như soup, cháo, trái cây (như chuối hoặc táo) và nước cam (giàu vitamin C) để cung cấp dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng.
Tránh ăn thực phẩm quá dầu mỡ, cay nóng hoặc các món ăn khó tiêu hóa.
Rửa tay thường xuyên
Rửa tay với xà phòng và nước sạch đặc biệt sau khi ho, hắt xì, hoặc tiếp xúc với các bề mặt công cộng như tay nắm cửa, điện thoại, hoặc thẻ tín dụng.
Dùng bài thuốc giải cảm Đông y
Trong Đông y, cảm mạo thường được phân loại theo các nguyên nhân gây bệnh như phong hàn (lạnh) và phong nhiệt (nóng). Nguyên tắc giải cảm là điều hòa và loại trừ tà khí (yếu tố gây bệnh) ra khỏi cơ thể, đồng thời hỗ trợ chính khí (khả năng tự chữa lành của cơ thể).
Do vậy, các thầy thuốc Đông y thường tập trung vào việc khai thông kinh lạc, điều hòa khí huyết, bổ trợ chính khí, tăng cường sức đề kháng, hồi phục năng lượng.
Đông y có bài thuốc giải cảm hiệu quả, kết hợp từ các thảo dược như cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử, tần giao, xuyên khung… Sự kết hợp của các thảo dược này giúp bài thuốc giúp phát tán phong hàn hiệu quả, thường dùng trong các trường hợp cảm mạo tứ thời với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ.
Hiện nay, bài thuốc giải cảm hiệu quả này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy đạt GMP-WHO, tạo nên thuốc Giải Cảm dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Giải Cảm dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị cảm lạnh đổ mồ hôi có thể tham khảo lựa chọn.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/cam-lanh-do-mo-hoi-hieu-ro-hon-ve-tinh-trang-nay-n28797.html