Viêm mũi họng cấp là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải đi khám. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa,… Ngược lại, nếu chăm sóc tốt có thể giúp chặn đứng tình trạng viêm mũi họng cấp ở trẻ và ngăn ngừa tái phát.
Tại sao trẻ bị viêm mũi họng cấp?
Viêm mũi họng cấp ở trẻ thường xảy ra ở thời điểm giao mùa. Thời tiết thay đổi khiến hệ vi sinh vật trong môi trường cũng thay đổi về số lượng và chủng loại, đồng thời kết hợp với sự suy giảm sức đề kháng ở cơ thể trẻ, khiến vi sinh vật dễ dàng tấn công.
Những tác nhân chính gây bệnh bao gồm:
-
Virus: các loại virus cúm, trong đó Rhinovirus là tác nhân phổi biến nhất; adenovirus,…
-
Vi khuẩn: phế cầu, tụ cầu, liên cầu,…Trong đó, nguy hiểm nhất là liên cầu tan máu nhóm A, có thể gây biến chứng viêm khớp cấp, thấp tim, viêm cầu thận cấp nếu không được điều trị phù hợp
-
Vi nấm: nấm candida
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi họng cấp
Những loại vi sinh vật này có thể lây lan qua những giọt nhỏ từ dịch hô hấp của người nhiễm bệnh. Trẻ có thể nhiễm những vi khuẩn, virus này sau khi chạm tay vào các bề mặt như đồ chơi, tay nắm cửa, nền nhà,…sau đó chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể nhiễm virus, vi khuẩn trực tiếp khi tiếp xúc gần với những trẻ khác mắc bệnh.
Ngoài những nguyên nhân như trê, viêm mũi họng cấp ở trẻ còn có thể là hậu quả của tình trạng dị ứng, khi trẻ tiếp xúc với khói xe, khói thuốc, bụi bẩn hoặc thậm chí là khi thay đổi chế độ ăn dặm của trẻ.
Triệu chứng viêm mũi họng cấp ở trẻ dễ nhận biết
Bệnh thường xuất hiện với những triệu chứng ban đầu không đặc trưng như: Trẻ quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ. Sau đó, các triệu chứng đặc trưng dần xuất hiện, bao gồm:
-
Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho. Lúc đầu ho khan, sau ho nặng tiếng hơn, có đờm.
-
Sốt nhẹ hoặc sốt cao có thể lên đến 39 – 40 độ C.
-
Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường, thường thở bằng miệng do ngạt mũi, đôi khi co rút lồng ngực (hay gặp ở trẻ nhỏ, lúc đó có thể tình trạng viêm đã lan xuống đường hô hấp dưới).
-
Có thể kèm nôn, đi ngoài phân lỏng.
-
Với những trẻ lớn, trẻ có thể phàn nàn về triệu chứng đau đầu, đau họng, khàn tiếng. Trẻ há miệng, cha mẹ có thể quan sát thấy amidan sưng to.
Trẻ bị viêm mũi họng cấp thường sốt cao, chảy nước mũi
Tại sao trẻ hay bị viêm mũi họng tái phát?
Những nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp ở trẻ phần lớn là những yếu tố không thể thay đổi như: môi trường, thời tiết, hệ vi sinh vật bên ngoài. Với những trẻ có sức đề kháng yếu, cơ thể càng dễ bị tấn công, mặc dù chỉ với sự thay đổi rất nhỏ.
Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp như thế nào?
1. Vệ sinh mũi họng
Vệ sinh mũi họng là biện pháp đơn giản nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị và dự phòng viêm mũi họng cấp ở trẻ.
-
Nếu trẻ bị nghẹt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi cho trẻ bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ nước muối sinh lý với trẻ sơ sinh hoặc dùng nước muối biển xịt mũi với trẻ lớn hơn, nhỏ hoặc xịt vào mỗi bên mũi, chờ 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day phía ngoài mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.
Với trẻ lớn và biết xì mũi, có có thể xịt 2 nhát vào mỗi bên mũi cho loãng dịch nhày, sau đó hướng dẫn trẻ bịt 1 bên mũi để xì bên mũi còn lại.
Xịt mũi giúp làm sạch hốc mũi
-
Ngoài ra có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên cách này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi do tạo áp lực lên niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng trực tiếp hút mũi cho trẻ.
-
Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng để tránh lưu vi khuẩn khi tái sử dụng. Lưu ý, việc lau mũi nhiều lần có thể gây tổn thương vùng da mũi, miệng của trẻ.
Lưu ý: khi trẻ bị viêm mũi họng có thể dùng nước nuối sinh lý để
rửa mũi, súc họng cho trẻ nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.
2. Chế độ ăn
-
Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
-
Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn quá nghiêm khắc.
-
Có thể dùng các biện pháp dân gian để giảm triệu chứng cho trẻ như: quất hấp mật ong, chanh đào mật ong...
Cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mắc bệnh
Phòng bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ
-
Giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, bàn chân khi thời tiết lạnh.
-
Vệ sinh họng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
-
Sử dụng dung dịch xịt mũi để vệ sinh mũi hằng ngày cho trẻ, kể cả khi trẻ không có triệu chứng bệnh.
-
Cha mẹ giúp trẻ bỏ thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi.
-
Cha mẹ không nên tự dùng thuốc cho trẻ như: kháng sinh, thuốc co mạch điều trị nghẹt mũi,…
-
Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh và các yếu tố mỗi trường có nguy cơ khởi phát bệnh ở trẻ như: khói, bụi, nước lạnh,…
DS Phạm Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/chan-dung-viem-mui-hong-cap-o-tre-95871-9.html
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI CHEKAT
Xịt sạch – Thông mũi
Dung dịch vệ sinh mũi CHEKAT chứa nước muối biển, các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Mn, Mg, Se, I, Al… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Chỉ cần 3-5 lần xịt mỗi ngày sẽ giúp xoang mũi của trẻ được vệ sinh sạch sẽ, CHEKAT có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc. Sản phẩm an toàn có thể sử dụng lâu dài giúp phòng ngừa bệnh viêm xoang mũi và các bệnh đường hô hấp trên
Đóng gói: Hộp 1 chai x 75 ml
Bảo quản: Ở nhiệt độ thường, tránh nắng mặt trời.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/chekat.html
|