Can huyết hư chỉ chung những bệnh can huyết bất túc, gân mạch mất nuôi dưỡng, mắt nhìn mờ. Xác định được nguyên nhân sẽ biết cách điều trị bệnh hiệu quả.
Tìm hiểu về chứng can huyết hư trong Đông y
MỤC LỤC
-
Chứng can huyết hư là gì?
-
Nguyên nhân gây chứng can huyết hư
-
Các thể bệnh và triệu chứng can huyết hư
-
Nguyên tắc điều trị chứng can huyết hư
-
Thuốc hoạt huyết Đông y - Trị các chứng huyết hư, ứ trệ
|
Chứng can huyết hư là gì?
Chứng can huyết hư là một chứng trạng thường gặp trong Đông y, chỉ chung cho những bệnh do huyết dịch ở can hư mà gây ra.
Can là bể chứa của huyết, chủ về xơ tiết. Can lấy huyết làm gốc, vì vậy nếu huyết đủ đầy thì chức năng sơ tiết của can bình thường. Ngược lại can huyết bất túc, can mất đi sự nuôi dưỡng, chức năng sơ tiết của can cũng kém đi mà gây thành bệnh.
Can huyết hư là phạm trù bao gồm rất nhiều loại bệnh, triệu chứng lâm sàng cũng đa dạng không giống nhau.
Trong đó các bệnh thường gặp nhất bao gồm hư lao, bất mị (ngủ kém), huyễn vựng, tước manh, ma mộc, đối với phụ nữ thì thống kinh,
kinh nguyệt không đều…
Khi chẩn bệnh cần phân biệt với các chứng khác về can và huyết khác như Tâm huyết hư; Huyết hư sinh phong, chứng Can âm hư và chứng Can uất huyết hư.
Tạng can trong Đông y là nơi chứa huyết
Nguyên nhân gây chứng can huyết hư
Bệnh có thể thấy ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân thường là do:
-
Can huyết bất túc
-
Bẩm phủ không đủ
-
Tỳ vị hư nhược thiếu nguồn sinh hoá
-
Thất tình quá độ hao tổn âm huyết
-
Bệnh lâu dẫn tới hao thương can huyết
-
Mất huyết quá nhiều, doanh hóa huyết
Các thể bệnh và triệu chứng can huyết hư
Can mộc sinh tâm hỏa, mặt khác can chủ tàng huyết, chủ sơ tiết, can chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay chân.
Do đó can huyết hư có thể gây bệnh trên nhiều tạng phủ và các khiếu trên cơ thể.
Can khí uất kết: Ngực sườn đầy tức, u uất, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh...
Can khí xung thịnh: gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
Can vị bất hòa: đau cạnh sườn, đau thượng vị, ăn kém, ợ hơi, ợ chua, ỉa chảy...
Can huyết hư gây đỏ mắt; sưng, đau mắt; quáng gà, nhìn mờ, giảm thị lực, mắt lác...
Can chủ cân nên can huyết hư thường biểu hiện ra bệnh ở cân như: chứng tê bại, chân tay run, đau ở gân, co duỗi khó khăn cũng như co cứng co quắp.
Móng tay móng chân là phần thừa của cân, khi can hư có biểu hiện móng tay, móng chân khô, mềm yếu, dễ gãy.
Can dương thượng cang: tính tình nóng nảy, hay giận dữ, thường xuyên mất ngủ, khi ngủ hay mê, hoa mắt chóng mặt, đầu trướng đau.
Can thận suy: lưng gối mềm yếu, chóng mặt ù tai, rụng tóc, răng lồi lên, nam giới sinh dục kém.
Can là thiên tiên của phụ nữ nên can huyết hư thì hành kinh ít hoặc không đều, sắc nhợt thậm chí bế kinh, miệng môi và chất lưỡi trắng nhợt, mạch Tế hoặc Huyền Tế.
Nguyên tắc điều trị chứng can huyết hư
Y học xưa lấy cân bằng làm gốc, trị bệnh chủ yếu dựa trên nguyên lý “hư phải bổ, tắc phải thông, rối loạn phải điều hòa”.
Do đó điều trị can huyết hư không nằm ngoài nguyên tắc bổ huyết dưỡng can.
Các vị thuốc được phối chủ yếu là: Thục địa, A giao, Hà thủ ô, Quy thân, Bạch thược, Kỷ tử, Long nhãn, Tang thầm, Tử hà sa, Kê huyết đằng…
Bài thuốc chữa bệnh can huyết hư
Chứng can huyết hư kinh nguyệt không đều
Nguyên tắc: Bổ can, dưỡng huyết, điều kinh.
Bài thuốc: Đương quy 10g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, bạch thược 8g, kỷ tử 8g, chích thảo 4g.
Ngày một thang sắc uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.
Do can huyết hư thống kinh
Bài thuốc: Đương quy 12g, bạch thược 12g, a giao 12g, sơn thù 8g, ba kích 8g, hoài sơn 16g, chích thảo 4g.
Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trước khi ăn.
Do can huyết hư sinh chứng hư lao
Điều trị: Bổ huyết dưỡng can.
Bài thuốc: Đương quy 12g, bạch thược 12g, táo nhân 16g, mộc qua 12g, xuyên khung 8g, thục địa 16g, mạch môn 8g, chích thảo 4g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia thêm các vị khác.
Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần, lúc đói, khi thuốc còn ấm.
Do can huyết hư sinh chứng bất mị (mất ngủ)
Điều trị: Dưỡng huyết, bổ can, an thần.
Bài thuốc: Hắc táo nhân 20g, tri mẫu 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, cam thảo 4g, phục thần 12g, bạch thược 12g, viễn chí 6g.
Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần, uống trước khi ăn trưa, tối và trước khi đi ngủ.
Thuốc hoạt huyết Đông y - Trị các chứng huyết hư, ứ trệ
Trong quan niệm của y học cổ truyền, can huyết hư khiến cho không chỉ chức năng sơ tiết của gan suy giảm mà huyết dịch không đủ lượng và khí lực để đi tới phủ tạng.
Khí huyết tắc nghẽn kinh lạc gây cản trở lưu thông, cân mạch không được nuôi dưỡng trở nên suy yếu từ đó gây ra bệnh.
Vì thế mà khi trị các chứng huyết hư, huyết ứ, các bài thuốc xưa thường lựa chọn các vị thuốc có dược tính phù hợp để phối với nhau.
Mục đích là để làm sao vừa giải quyết nguyên nhân vừa giảm dần triệu chứng, đồng thời tăng cường nuôi dưỡng phục hồi chức năng của can để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Đông y có bài thuốc hoạt huyết có tác dụng tăng cường lưu thông máu, thường được dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ; phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi; Hỗ trợ
phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Bài thuốc hoạt huyết đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc hoạt huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/chung-can-huyet-hu-trong-dong-y-nguyen-nhan-cac-bai-thuoc-dieu-tri-n27090.html
Hoạt Huyết Nhất Nhất
Tăng cường lưu thông máu
Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:
Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất với hoạt chất Ginkgo Biloba Egb761 đã được Bộ Y tế nghiệm thu.
Kết quả:
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.
Thành phần (Cho 1 viên nén):
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|