Ơ người, virus cúm gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người.
Biểu hiện nhiễm virus cúm A thường bị nhầm lẫn với virus cúm thường, thường gặp nhất là các triệu chứng:
Cúm A bị rồi có bị lại không?
Đối với hầu hết các trường hợp bệnh cúm nói chung và cúm A nói riêng, người đã từng bị cúm A vẫn có thể tái nhiễm bệnh, thậm chí ngay cả khi vừa khỏi bệnh. Nguyên nhân là vì hệ miễn dịch ngay sau khi vừa khỏi bệnh vẫn còn yếu, dễ dàng bị virus tấn công.
Virus cúm A đặc biệt khó phòng tránh và nguy hiểm hơn các bệnh cúm khác do chúng liên tục biến đổi, tạo ra các chủng virus mới và gây ra những đợt dịch mới.
Hệ miễn dịch chỉ có khả năng tạo ra kháng thể để chống lại một chủng virus cụ thể mà chúng ta đã nhiễm. Khi gặp một chủng mới hoặc một biến thể mà cơ thể chưa tiếp xúc, bạn hoàn toàn có thể tái nhiễm lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tái nhiễm cúm A bao gồm:
-
Đặc điểm virus: Virus cúm có khả năng biến đổi di truyền, dẫn đến việc hình thành các chủng mới mà hệ miễn dịch chưa nhận diện.
-
Thay đổi miễn dịch: Sự suy giảm khả năng miễn dịch theo thời gian có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm.
-
Vaccin: Vaccin cúm được cập nhật hàng năm để phù hợp với các chủng virus đang lưu hành, giúp bảo vệ bạn khỏi các chủng phổ biến trong mùa cúm.
-
Mức độ tiếp xúc: Những người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, như nhân viên y tế hoặc học sinh, có nguy cơ cao hơn.
Phòng ngừa cúm A như thế nào?
Tiêm vaccin hàng năm là biện pháp tốt để bảo vệ bạn và người thân khỏi các chủng phổ biến.
Để giảm nguy cơ mắc cúm A, một số biện pháp có thể có ích bao gồm:
-
Tiêm vaccin cúm A hàng năm
-
Rửa tay thường xuyên và giữ vệ sinh cá nhân
-
Tránh gần gũi với người bệnh
-
Đeo khẩu trang trong mùa cúm, đặc biệt nơi đông người
-
Việc nắm rõ thông tin về cúm A và các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả
Chăm sóc người bị cúm A tại nhà
Chăm sóc khi bị cúm A chủ yếu tập trung vào việc giảm triệu chứng và hỗ trợ cơ thể phục hồi.
Dưới đây là một số biện pháp hữu ích:
Nghỉ ngơi phù hợp
Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch.
Uống đủ nước: Uống nhiều nước, nước trái cây hoặc nước súp để tránh mất nước.
Sử dụng thuốc giảm triệu chứng
Thuốc giảm đau và hạ sốt: Paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau và hạ sốt
Thuốc ho: Có thể dùng thuốc ho hoặc thuốc long đờm nếu cần
Thuốc thông mũi: giảm các triệu chứng tắc nghẽn mũi, ngạt mũi, sổ mũi
Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, súp, và trái cây để cung cấp đầy đủ các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Sử dụng máy tạo độ ẩm: sử dụng máy tạo ẩm phun sương trong phòng để giúp duy trì độ ẩm không khí, giảm khô niêm mạc mũi và cổ họng, giảm cảm giác khó thở và làm dịu họng.
Theo dõi triệu chứng
Nếu triệu chứng trở nên nặng hơn hoặc có dấu hiệu như khó thở, đau ngực, hoặc sốt cao kéo dài, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay.
Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan virus.
Nếu triệu chứng không cải thiện sau vài ngày hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, hãy đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Miếng dán hạ sốt - Giúp hạ nhiệt, hạ sốt
Sốt là một trong những triệu chứng phổ biến do nhiễm virus cúm A, với đặc điểm cơn sốt cao, có thể trên 38,5 độ C. Với cơn sốt cao, người bệnh cần phải được sử dụng thuốc hạ sốt và dung dịch bù điện giải nhanh chóng.
Trong trường hợp sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể dưới 38,5 độ C, có thể áp dụng các
phương pháp hạ sốt không dùng thuốc như chườm khăn ấm hay miếng dán hạ sốt.
Với cơ chế làm mát lạnh tự nhiên, cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể rồi khuếch tán ra ngoài bằng thành phần Hydrogel thân nước, miếng dán hạ sốt có tác dụng hạ thân nhiệt, hạ sốt.
Miếng dán hạ sốt có thể dùng được cho cả người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh, với hiệu quả làm mát lên tới 10 tiếng liên tục. Để tăng hiệu quả làm lạnh của miếng dán, có thể cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng.
Miếng dán hạ sốt được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/cum-a-bi-roi-co-bi-lai-khong-bien-phap-cham-soc-nguoi-bi-cum-a-n27960.html