Phần bụng dưới bên trái là phần cuối cùng của ruột kết. Đau bụng dưới bên trái cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Đau bụng dưới bên trái cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?
Có rất nhiều căn bệnh và tình trạng sức khỏe dẫn đến đau bụng dưới bên trái. Điển hình là:
Viêm túi thừa
Túi thừa là những túi nhỏ được tạo ra từ áp lực lên các điểm yếu trong ruột kết. Viêm túi thừa phổ biến ở độ tuổi trên 50, nhất là khi túi bị rách, sưng tấy và nhiễm trùng.
Các triệu chứng viêm túi thừa gồm:
-
Đau bụng dưới bên trái
-
Sốt
-
Buồn nôn, nôn
-
Táo bón hoặc tiêu chảy
Nếu các triệu chứng khá nhẹ, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc kháng sinh là sẽ khỏi. Nếu tình trạng viêm nặng hoặc liên tục tái phát, có thể sẽ cần phẫu thuật.
Đầy hơi
Đầy hơi chướng bụng có thể gây đau bụng dưới bên trái
Hơi có thể xuất hiện dọc đường tiêu hóa, kể cả đại tràng, vì nó là kết quả bình thường của quá trình nuốt và tiêu hóa.
Bị đầy hơi thường là do:
-
Nuốt nhiều không khí hơn bình thường
-
Ăn quá nhiều
-
Hút thuốc lá
-
Nhai kẹo cao su
-
Không thể tiêu hóa hoàn toàn một số loại thức ăn
-
Ăn thực phẩm sinh khí (như đậu)
-
Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
Đầy hơi là vấn đề bình thường và sẽ tự hết, nhưng nếu như kèm một số triệu chứng dưới đây, bạn cần đi khám ngay để được điều trị phù hợp:
-
Nôn mửa
-
Tiêu chảy
-
Táo bón
-
Giảm cân không rõ lý do
-
Ợ nóng
-
Có máu trong phân
>> Xem thêm Tổng hợp các nguyên nhân gây ra đau quặn bụng từng cơn
Khó tiêu
Dạ dày tạo ra axit khi ăn. Axit có thể gây kích ứng thực quản, dạ dày hoặc ruột. Cơn đau thường ở phần trên của bụng, nhưng trong một số trường hợp hiếm, nó cũng có thể ảnh hưởng đến vùng bụng dưới.
Hầu hết mọi người thường bị đau bụng kèm một số triệu chứng sau:
-
Ợ nóng
-
Đầy hơi
-
Ợ hơi hoặc xì hơi (trung tiện)
-
Buồn nôn
Thoát vị bụng
Đau bụng trái dưới có thể là do thoát vị bụng trái. Thoát vị là tình trạng một cơ quan nội tạng hoặc bộ phận cơ thể khác đẩy qua cơ hoặc mô xung quanh nó. Thoát vị thường gây đau đớn.
Các triệu chứng thoát vị bụng gồm:
-
Tăng kích thước vùng bụng dưới bên trái
-
Cơn đau ngày càng tăng
-
Đau mạnh khi nâng vật nặng
-
Đau âm ỉ
-
Luôn cảm thấy no
Nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này phụ thuộc vào từng loại thoát vị. Thoát vị bụng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, hãy đi khám nếu thấy các triệu chứng nghi ngờ.
Sỏi thận
Sỏi thận di chuyển gây đau bụng dưới bên trái
Sỏi thận thường bắt đầu gây ra vấn đề khi nó di chuyển bên trong thận hoặc vào niệu quản (là ống nối thận với bàng quang). Sỏi thận có thể gây đau dữ dội ở bên hông và lưng, dưới xương sườn. Cơn đau cũng có thể xuất hiện theo từng đợt và hết đau hoặc đau nhiều hơn khi viên sỏi di chuyển qua đường tiết niệu.
Ngoài cơn đau bụng, sỏi thận có thể gây ra các triệu chứng khác như:
-
Nước tiểu có màu hồng, đỏ, nâu, đục
-
Nước tiểu có mùi
-
Đau khi đi tiểu
-
Buồn nôn, nôn mửa
-
Sốt hoặc ớn lạnh
Các vấn đề ở hệ sinh sản
Cơn đau bụng dưới bên trái cũng có thể cảnh báo các vấn đề liên quan đến hệ sinh sản như lạc nội mạc tử cung,
u nang buồng trứng,
u xơ tử cung, sảy thai, mang thai ngoài tử cung…
Các vấn đề ở buồng trứng hay tử cung thường kèm theo một số bất thường như:
-
Chảy máu bất thường
-
Đau dữ dội
-
Buồn nôn, choáng váng
-
Khó chịu khi đi tiểu
-
Đau khi quan hệ tình dục
Các vấn đề ở hệ sinh sản cần được thăm khám và điều trị ngay, thậm chí cần phải cấp cứu ngay lập tức để bảo vệ tính mạng.
Viêm đại tràng co thắt
Viêm đạt tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng dưới phía bên trái và cả bên phải. Hội chứng này có một số triệu chứng điển hình như:
-
Đau bụng sau khi ăn
-
Thường đau bụng vào buổi sáng
-
Đau bụng sau khi ăn các món lạ
-
Đau bụng kèm cảm giác muốn đi đại tiện
-
Đi đại tiện xong vẫn đau bụng và muốn đi nữa.
Hiện các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này nhưng một số vấn đề sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: bất thường nhu động ruột, nhiễm trùng đường ruột, không dung nạp hay dị ứng với thức ăn…
>> Xem thêm Bệnh đại tràng co thắt nên ăn gì và kiêng gì?
Điều trị đau quặn bụng dưới bên trái bằng cách nào?
Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp cơn đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu bất thường khác (như sốt cao, buồn nôn, choáng váng…) người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Với cơn đau bụng dưới bên trái do các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột thích thích, người bệnh có thể áp dụng ngay các biện pháp dưới đây:
-
Gừng tươi: Gừng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và làm ấm bụng.
-
Bạc hà: Lá bạc hà có vị cay, tính ấm, giúp tiêu hóa tốt và giảm buồn nôn. Có thể nhai lá bạc hà tươi hoặc uống trà bạc hà sẽ giúp giảm cơn đau bụng.
-
Lá ổi: Búp ổi thường được dùng để giảm tiêu chảy và đau bụng. Có thể nhai lá ổi hoặc dùng các sản phẩm bổ sung có chứa chiết xuất lá ổi.
-
Dùng thuốc Đại Tràng Đông y: Áp dụng bài thuốc có tác dụng hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống để trị viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Thuốc Đại Tràng Đông y – giải pháp cho người hay bị đau bụng dưới bên trái
Dùng thuốc Đông y giúp trị bệnh đại tràng và ngăn ngừa bệnh tái phát
Bài thuốc trị bệnh đại tràng có tác dụng hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống hiệu quả kỳ diệu hiện đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Đại Tràng Đông y không chỉ giúp giảm các triệu chứng mà còn tác động vào cơ địa, dần dần làm bền chắc niêm mạc đại tràng, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Do vậy, kiên trì dùng một thời gian sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-bung-duoi-ben-trai-uong-thuoc-gi-cho-nhanh-khoi-n840.html
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Hoạt thạch (Talcum) 75mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Bạch thược 450mg; Bạch truật 450mg; Cam thảo 225mg; Hậu phác 300mg; Hoàng liên 675mg; Mộc hương 600g; Ngũ bội tử 450mg; Xa tiền tử 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Công dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
• Trẻ 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
• Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
• Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chú ý:
• Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Đại Tràng Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 15-30 ngày sử dụng, nếu không thì nên ngưng dùng để khỏi lãng phí.
• Để xa tầm tay trẻ em - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|