Đau quặn bụng khá thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Để biết cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này, cần xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng sớm nhất có thể.
Tổng hợp các nguyên nhân phổ biến gây ra đau quặn bụng từng cơn
Đau quặn bụng từng cơn là gì?
Đau quặn bụng từng cơn là cơn đau ở vùng bụng, vùng chậu thường xảy ra đột ngột và xuất hiện từng cơn. Mỗi cơn đau kéo dài vài phút và chu kỳ mỗi cơn lặp đi lặp lại sau vài phút. Do xung quanh rốn là khu vực ruột, niệu quản hay vòi trứng – những cơ quan dạng ống trong cơ thể. Giữa các cơ quan được cấu tạo bởi lớp cơ trơn. Khi các lớp cơ trơn co thắt hình thành nên cơn đau quặn bụng.
Đau quặn bụng đôi khi kèm các triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn, táo bón.
Đau quặn bụng từng cơn thường xảy ra đột ngột và mỗi cơn kéo dài vài phút
Các nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau quặn bụng từng cơn
Đau quặn bụng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên cơ bản là do nhiễm trùng, sự tăng trưởng bất thường, viêm, tắc nghẽn và rối loạn đường ruột. Các nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau quặn bụng:
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là hội chứng tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa gây ra hiện tượng đau quặn bụng và thay đổi trong vấn đề đại tiện. Đi ngoài có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. Đôi khi cảm giác muốn đi ngoài nhưng không hết phân. Đôi khi kèm theo cả triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn.
Bản chất rối loạn tiêu hóa là do thay đổi chức năng đại tràng hoặc mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bệnh hình thành khi người bệnh ăn uống không điều độ, dùng thuốc Tây lâu ngày, uống nhiều rượu bia, căng thẳng kéo dài.
Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt)
Hội chứng ruột kích thích gây ra các cơn đau âm ỉ kèm các cục cứng nổi lên
Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là
viêm đại tràng co thắt là tình trạng rối loạn chức năng của đại tràng, nhưng chưa tìm thấy tổn thương ở đại tràng.
Triệu chứng điển hình là các cơn đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ, đôi khi sờ thấy cục cứng nổi lên ở phần bụng bên phải. Kèm theo là táo bón hoặc đi phân lỏng hoặc đi ra máu; tâm lý lo lắng căng thẳng.
Nguyên nhân gây ra viêm đại tràng có thắt chưa được xác định rõ ràng nhưng cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng này.
Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng cấp tính là do nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng ở đường ruột. Sau đợt cấp tính nếu không điều trị sớm và dứt điểm dễ dẫn tới
viêm đại tràng mạn tính. Viêm đại tràng làm thay đổi hình thái niêm mạc đại tràng cùng với rối loạn chức năng vận động, chế tiết, hấp thu của đại tràng.
Bệnh viêm ruột Crohn
Hình ảnh ruột ở người bệnh viêm ruột Crohn và viêm đại tràng
Bệnh viêm ruột Crohn là một bệnh lý viêm ruột của đường tiêu hóa. Triệu chứng của bệnh viêm ruột Crohn ngoài các cơn đau quặn bụng thì còn kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy và sụt cân.
Bệnh Crohn khởi phát sau một đợt nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi trùng trên cơ địa bệnh nhân có yếu tố miễn dịch đi kèm.
Viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày là do phản ứng viêm của niêm mạc dạ dày kèm với tác nhân là virus hoặc vi khuẩn. Bệnh gây ra các cơn đau quặn bụng, đau rát kéo dài. Ngoài ra người bệnh có thể có cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
Các nguyên nhân khác gây đau quặn bụng
-
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: cũng gây ra đau quặn bụng
-
Nhiễm trùng đường tiết niệu
-
Đau bụng do giun
-
Đau bụng do bệnh phụ khoa: Nếu phụ nữ gặp tình trạng đau quặn bụng dưới có thể do bị các bệnh lý: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…
-
Đau ruột thừa
-
Bị sỏi thận hay sỏi mật.
Đau quặn bụng từng cơn liệu có nguy hiểm?
Để biết đau quặn bụng có nguy hiểm không cần xác định được vị trí đau bụng và mức độ đau.
Mức độ đau quặn bụng
Nếu đau âm ỉ ở một khu vực của bụng thường xuất phát từ nguyên nhân bởi một cơ quan cụ thể. Phổ biến nhất của đau một khu vực là viêm loét dạ dày.
Cơn đau quặn dữ dội thường liên quan tới rối loạn tiêu hóa. Ở phụ nữ, đôi khi có thể do đau bụng kinh, sảy thai hoặc các bệnh ở cơ quan sinh dục. Nếu do đau bụng kinh thì cơn đau tự hết mà không cần điều trị.
Đau đại tràng thường cảm giác co thắt nghiêm trọng, cơn đau đột ngột. Đôi khi đây là dấu hiệu bị sỏi mật hoặc sỏi thận.
Vị trí của các cơn đau bụng
Vị trí cơn đau bụng có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân do đâu
-
Đau ở khắp khu vực bụng (không ở vùng nào cụ thể) có thể do: đau ruột thừa, viêm ruột Crohn, hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Đau bụng dưới có thể là do: viêm ruột thừa, tắc ruột. Đối với phụ nữ thì nguyên nhân có thể là do: đau bụng kinh, u nang buồng trứng, u xơ, có thai ngoài tử cung,…
-
Đau bụng trên có thể là do: sỏi mật, đau tim, viêm gan, viêm phổi.
-
Đau ở xung quanh rốn có thể do: đau ruột thừa, viêm loét dạ dày,…
Đau bụng nhẹ có thể hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng dữ dội là dấu hiệu nguy hiểm bạn cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Giải pháp phòng ngừa và điều trị cơn đau quặn bụng từng cơn
Nên có chế độ ăn lành mạnh để ngừa đau quặn bụng
Đau quặn bụng tùy từng nguyên nhân mà không phải loại nào cũng có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn nên giảm thiểu nguy cơ đau bụng bằng cách:
-
Ăn chế độ ăn lành mạnh
-
Uống nước thường xuyên
-
Tập thể dục điều độ
-
Ăn các bữa nhỏ trong ngày thay vì bữa lơn
Đối với những ai bị hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng cấp và mạn tính và rối loạn tiêu hóa thì nên cố gắng tăng cường sức khỏe cho đại tràng bằng thuốc Đại Tràng Đông y. Do thuốc Đông y vừa trị bệnh vừa giúp tăng đề kháng của đại tràng trước tác nhân gây bệnh nên sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, tránh được các cơn đau bụng khó chịu.
Tuy nhiên lựa chọn được cho mình loại thuốc Đông y tốt để trị đại tràng không hề đơn giản khi có quá nhiều sản phẩm trên thị trường. Để có hiệu quả thực sự, an toàn và phòng ngừa tái phát, người bệnh nên tìm hiểu thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 sản xuất từ công thức bí truyền tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO. Hiện sản phẩm đã được phân phối rộng rãi trên toàn quốc.
Đào Minh
Theo Đời sống Plus/GĐVN