Nhiều người lầm tưởng đau dạ dày không nên ăn hoa quả. Thực tế có rất nhiều loại quả tốt cho dạ dày. Giải đáp thắc mắc cho người bệnh bị đau dạ dày nên ăn hoa quả gì?
Đau dạ dày nên ăn quả gì là băn khoăn của nhiều người
Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, phần lớn là do viêm loét dạ dày. Bệnh nhân thường xuyên phải đối mặt với những cơn
đau dạ dày âm ỉ khi quá đói hoặc lúc quá no. Việc ăn uống, đặc biệt là ăn trái cây có ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị bệnh. Giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên ăn quả gì để không ảnh hưởng đến người bệnh.
Nguyên nhân gây đau dạ dày
Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng nghiên cứu, phân tích để tìm ra những nguyên nhân đau dạ dày. Việc phát hiện chính xác các tác nhân gây bệnh có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng tránh bệnh. Nguyên nhân đau dạ dày thường do tác động của nhiều yếu tố tuy nhiên theo các nhà khoa học thì 80% là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp). Tuy vậy không phải ai bị nhiễm
vi khuẩn Hp cũng đều bị mắc bệnh dạ dày. Có 25% số người đang bị nhiễm vi khuẩn Hp nhưng không bị mắc bệnh này.
Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:
-
Nguyên nhân bệnh lý: Trào ngược dịch mật, có tiền sử phẫu thuật dạ dày hoặc đang bị chấn thương dạ dày, bệnh lý thiếu máu ác tính hoặc xạ trị.
-
Nguyên nhân tâm lý: Stress, căng thẳng, mất ngủ, thức đêm nhiều làm tăng lượng axit tiết ra từ dạ dày.
-
Lạm dụng thuốc: Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau có thể gây đau dạ dày.
-
Thói quen ăn uống không tốt: Thường xuyên ăn những đồ ăn quá cứng, ăn quá no, nhịn đói thời gian dài và thường lặp lại, sử dụng những loại đồ uống tính axit cao, cà phê, bia rượu.
-
Hút thuốc lá.
Đau dạ dày nên ăn quả gì?
Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng đau dạ dày không nên ăn trái cây, thực tế người bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể lựa chọn những loại quả phù hợp và dễ kiếm mà không hề ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
7 loại trái cây tốt cho người đau dạ dày
1. Đau dạ dày nên ăn táo
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chính trong táo không chỉ gồm chất xơ hòa tan mà còn có một lượng lớn enzyme có lợi cho quá trình tiêu hóa và pectin. Những hoạt chất này góp phần thúc đẩy quá trình phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản, từ đó giảm bớt sự khó chịu trong dạ dày.
Nên chọn những trái táo không quá cứng để dạ dày thoải mái hơn khi “làm việc” và cũng chỉ nên ăn với số lượng hạn chế khoảng 2 quả/ngày.
Táo chứa một lượng lớn enzyme có lợi cho quá trình tiêu hóa
2. Đau dạ dày nên ăn đu đủ
Đu đủ là một trong những loại trái cây tốt cho người đau dạ dày. Các nhà khoa học đã chứng minh những lợi ích của loại trái cây này cho dạ dày, chẳng hạn như: Kích thích hệ tiêu hóa; Giảm khó tiêu; Phòng ngừa táo bón.
Thêm vào đó, đu đủ còn chứa hai loại enzyme papain và chymopapain, có khả năng “cắt” protein và xoa dịu cơn đau dạ dày. Do đó, bạn hãy thưởng thức đu đủ sau mỗi bữa ăn như một món tráng miệng tuyệt vời.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng những lợi ích trên chỉ ở đu đủ chín. Người đang gặp vấn đề với dạ dày không nên ăn đu đủ xanh vì nhựa trong loại trái cây này sẽ khiến tình trạng của bạn nghiêm trọng hơn bằng cách thúc đẩy quá trình bào mòn dạ dày.
Đu đủ chứa hai loại enzyme papain và chymopapain, có khả năng xoa dịu cơn đau dạ dày
3. Đau dạ dày nên ăn lựu
Theo các nhà khoa học Nga, nếu mỗi ngày ăn một lượng lựu vừa đủ khoảng 200-300g sẽ cải thiện được các triệu chứng đau dạ dày trong thời gian ngắn. Giống như các loại trái cây khác, lựu chứa nhiều khoáng chất và vitamin, có thể làm giảm nhanh các cơn đau và nóng rát ở vùng thượng vị, giúp ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn.
Ngoài ra, lựu còn giúp chống oxy hóa, giảm lượng đường trong máu, giảm cholestrol và phòng tránh được một số bệnh khác. Vậy tại sao chúng ta không bổ sung lựu vào thực đơn hàng ngày?
Lựu có thể làm giảm nhanh các cơn đau và nóng rát ở vùng thượng vị
4. Đau dạ dày nên ăn thanh long
Nếu chưa biết bị đau dạ dày nên ăn quả gì thì thanh long sẽ là một sự lựa chọn không nên bỏ qua. Bởi hàm lượng nước và chất xơ hòa tan, nhất là chất nhầy trong thanh long sẽ giúp bảo vệ lớp màng dạ dày trước những tác nhân gây hại. Đồng thời, loại quả này cũng cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể mà dạ dày không cần phải làm việc nhiều do tính chất thịt quả mềm mịn và dễ tiêu hóa.
Chất nhầy trong thanh long sẽ giúp bảo vệ lớp màng dạ dày
5. Đau dạ dày nên ăn bơ
Theo rất nhiều nghiên cứu, bơ có hàm lượng chất chống oxy hóa và chống viêm rất cao. Chính vì vậy, nếu bị bệnh, bạn có thể dùng bơ để bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày để nhanh chóng làm lành các vết loét. Thường xuyên ăn bơ sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bơ mềm, dễ ăn, giúp dạ dày hấp thụ được chất dinh dưỡng dễ dàng, từ đó làm giảm tần suất các cơn đau thượng vị vào ban đêm và sáng sớm. Folate có trong bơ có tác dụng làm giảm homocysteine, giúp lưu thông khí huyết, giúp dạ dày được thư giãn, hạn chế cơn đau do co bóp.
Ngoài ra, bơ cũng chứa nhiều chất chống viêm, chống oxy hóa từ đó giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, đồng thời làm lành các vết viêm loét. Thành phần kali có trong bơ còn giúp điều chỉnh việc tăng, giảm huyết áp hợp lý, từ đó giảm bớt nguy cơ bệnh lý về tim mạch, xuất huyết tiêu hóa, suy thận. Bơ cũng có khả năng chống ung thư do chứa các hoạt chất carotenoid, vitamin C, E giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.
>> Xem thêm Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?
Bơ chứa nhiều chất chống viêm, chống oxy hóa từ đó giúp làm dịu niêm mạc dạ dày
6. Đau dạ dày nên ăn chuối
Ngoại trừ những người nhạy cảm với kali, chuối là một loại trái cây tốt cho tất cả mọi người. Các chất dinh dưỡng có trong chuối có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và không gây hại cho dạ dày, bao gồm: pectin (giúp hỗ trợ nhu động ruột tự nhiên), kali, magie, vitamin B6, chất xơ… Thêm vào đó, chuối còn chứa một lượng protein nhất định nên nếu đang muốn giảm cân bạn có thể dùng bữa sáng với chuối thay vì các món chứa nhiều tinh bột như phở, bánh mì, hủ tiếu…
Tuy nhiên khi ăn chuối, người bệnh nên lưu ý:
-
Không sử dụng chuối xanh, chuối mới chín tới. Bởi lẽ, chuối xanh làm dạ dày cồn cào, rất khó chịu.
-
Hạn chế ăn chuối tiêu khi bị đau thượng vị.
-
Không nên ăn chuối khi bụng đói, nên dùng sau bữa ăn khoảng 20-30 phút.
-
Không nên ăn quá nhiều chuối một ngày, chỉ nên dùng từ 200-300gr.
Chuối có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và không gây hại cho dạ dày
7. Đau dạ dày nên ăn dừa
Nhiều chuyên gia tiêu hóa khuyên rằng, người bệnh đau dạ dày nên uống từ 1-2 cốc nước dừa mỗi ngày. Nước dừa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Nước dừa chứa axit lauric mà khi đi vào cơ thể chúng biến đổi thành monolaurin giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, phòng tránh
viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của nấm và vi khuẩn.
Nước dừa còn giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giải quyết tình trạng táo bón.
Nước dừa ít calo, chất béo, vô trùng và đặc biệt giàu các vitamin và khoáng chất. Sử dụng nhiều thức quả này giúp tăng sức đề kháng, khỏe cơ bắp và tim mạch. Giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và cân bằng các chất lỏng bên trong cơ thể.
Nước dừa có khả năng hạn chế sự phát triển của HP gây đau dạ dày
Điều trị đau dạ dày đừng quên thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, việc điều trị đau dạ dày cũng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Thông thường mọi người sẽ sử dụng thuốc Tây để điều trị với tâm lý mong khỏi nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây điều trị đau dạ dày cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, điển hình như: thuốc kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột; thuốc kháng axit gây táo bón, nhuyễn xương...
Để tránh những nguy cơ này, nhiều bệnh nhân viêm loét dạ dày đã chuyển sang áp dụng phương pháp điều trị lâu hơn nhưng hiệu quả và tránh tái phát đó là dùng thuốc Đông y. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc Đông y theo các bài trong sách hoặc trên internet thì khó mà có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm nhưng cũng có một số bài thuốc có hiệu quả cao, điển hình là bài thuốc Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống bí truyền trong dân gian. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc dạ dày dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc thảo dược trị viêm loét dạ dày hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
DS. Hải Nguyên