Chăm sóc vết bỏng mỗi ngày là một trong những phần cực kỳ quan trọng để tổn thương nhanh lành mà không biến chứng. Nhận biết ngay các dấu hiệu vết bỏng bị nhiễm trùng để xử lý sớm.
Nhận biết dấu hiệu vết bỏng bị nhiễm trùng rất quan trọng trong khi điều trị
Vết bỏng bị nhiễm trùng là như thế nào?
Bỏng là tổn thương trên các mô ngoài da khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, bức xạ hoặc hóa chất. Bỏng sẽ có nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng ảnh hưởng, nhẹ thì chỉ ảnh hưởng phần biểu bì da còn nặng thì tổn thương sâu tới các lớp mô dưới da.
Nhiễm trùng vết bỏng do vi khuẩn xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu nhân lên phát triển.
Cho dù không phải tất cả vi khuẩn đều xấu, nhưng thực tế rất nhiều loại vi khuẩn sẽ xuất hiện ngay bên trong cơ thể chúng ta từ khi mới sinh ra. Đây là những loài vi khuẩn vô hại mà thậm chí như vi khuẩn trong hệ tiêu hóa lại rất có ích đối với con người.
Một số loại vi khuẩn gây bệnh sẽ gây hại cho chúng ta. Đặc biệt đối với vết thương bỏng, khi làn da bị tổn thương không có lớp bảo vệ ở ngoài thì việc nhiễm vi khuẩn sẽ trở nên rất nguy hiểm.
Trong quá trình lành vết thương bỏng, nếu xuất hiện nhiễm trùng do vi khuẩn dạng nhẹ thì có thể dẫn tới viêm mô tế bào. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng nhiễm trùng có thể tiến triển và phát triển tới tình trạng đe dọa tới tính mạng gọi là nhiễm trùng huyết.
>> Xem thêm Lưu nhanh 3 cách giúp vết bỏng mau lành ngay tại nhà
Dấu hiệu vết bỏng nhiễm trùng
Bỏng là một tai nạn nhiều người gặp phải trong đời sống hàng ngày. Đối với các vết bỏng nhẹ ngoài da, phần lớn chúng ta đều không quá lo ngại về biến chứng. Tuy nhiên, bạn nên quan sát vết thương mỗi ngày và nếu nhận ra một trong các dấu hiệu nhiễm trùng sau thì nên khám bác sĩ sớm.
Thay đổi màu da vùng bị bỏng
Vết bỏng đổi màu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng
Trong quá trình lành da, vết bỏng thường sẽ có màu đỏ đậm hoặc ngả sang màu nâu. Tuy nhiên nếu bạn thấy vết bỏng màu tím hoặc màu đỏ và có xu hướng lan rộng ở khu vực xung quanh sau 48 giờ đầu tiên sau khi bỏng, thì có thể là biểu hiện bị nhiễm trùng bề mặt da do viêm mô tế bào.
Cơn đau tăng lên
Cơn đau ở vết bỏng sẽ nghiêm trọng nhất là ngay sau khi bị bỏng. Nếu như bạn đã vệ sinh và thay băng ở tổn thương hàng ngày mà cơn đau ở vết bỏng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn đau nhức nhiều hơn thì có thể đây là dấu hiệu vết bỏng bị nhiễm trùng.
Bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra tình trạng vết thương và có biện pháp xử lý sớm.
Độ dày vết thương
Tổn thương bỏng sâu hơn là dấu hiệu bị viêm nhiễm
Bạn cảm thấy thay đổi độ dày của tổn thương bỏng trên da, là dấu hiệu vết bỏng đột ngột ăn sâu vào bên trong da.
Sưng và nóng lên ở vùng da bị bỏng
Nếu được sơ cứu và chăm sóc đúng cách, vết bỏng sẽ dần khô bề mặt trong quá trình tái tạo mô tế bào mới và hiếm khi xuất hiện tình trạng sưng và ấm nóng. Ngược lại, nếu bạn thấy vết bỏng của mình trở nên sưng to và sờ vào cảm giác ấm hơn vùng da xung quanh thì có thể là dấu hiệu da nhiễm trùng.
Xuất hiện chất lỏng hoặc mủ chảy ra từ vết bỏng có mùi hôi
Nếu tình trạng viêm nhiễm ở vết bỏng tiến triển, bạn sẽ dễ thấy chảy ra mủ hoặc chất lỏng ở đây. Sau đó, bạn sẽ ngửi thấy mùi hôi từ vết bỏng. Đây cũng là dấu hiệu của viêm mô tế bào.
Dấu hiệu này rất rõ ràng và bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được xử lý càng sớm càng tốt để tránh bội nhiễm.
Sốt cao
Bị bỏng kèm theo
sốt cao trên 38°C – nhiệt độ cơ thể tăng luôn là một dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng. Người bị bỏng cần đi khám bác sĩ ngay nếu cơn sốt kéo dài hơn 24 giờ hoặc sốt cao trên 38,5°C.
Điều trị khi vết bỏng bị nhiễm trùng
Điều trị vết bỏng nhiễm trùng ở trường hợp nặng có thể cần tiêm kháng sinh
Do vết bỏng là vết thương ngoài da nên khi bị nhiễm trùng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng thì cần phải kết hợp:
-
Làm sạch vết thương tại chỗ, yêu cầu thay băng định kỳ mỗi ngày
-
Bôi thuốc chống vi trùng tại vết thương bỏng
-
Kê thuốc kháng sinh đường uống
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị vết bỏng viêm do vi khuẩn. Bởi kháng sinh sẽ nhắm vào các quá trình của vi khuẩn và tiêu diệt cũng cũng như ngăn cản chúng phát triển. Loại thuốc mà bạn được kê sẽ phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Bởi một số loại vi khuẩn có thể nhạy cảm với một loại kháng sinh nào đó, nhưng các vi khuẩn khác thì không.
Trường hợp nhiễm trùng bỏng ở mức nhẹ, bạn có thể được kê một đợt kháng sinh. Chú ý cần uống hết đợt kháng sinh này dù cho bạn có thấy khỏe lên không. Bởi không uống hết thuốc kháng sinh sẽ khiến cho một số vi khuẩn vẫn tồn tại và kháng thuốc.
Giải pháp phòng ngừa tránh vết bỏng bị viêm
Người mới bị bỏng cần ngâm hoặc chườm mát trong 5 – 30 phút
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy duy trì các giải pháp khắc phục sau bỏng để tránh nhiễm trùng:
-
Ngâm vùng da bị bỏng trong bồn nước mát từ 5 – 30 phút.
-
Sau khi rửa sạch, băng kín vết bỏng bằng băng khô vô trùng. Nên thay định kỳ mỗi ngày 1 lần hoặc thay ngay khi phần băng bị ướt.
-
Bảo vệ vùng da bị bỏng khỏi áp lực và ma sát.
-
Có thể sử dụng kem bôi da thảo dược, kem chứa các thành phần chỉ định cho da khi bỏng để làm dịu vết thương.
-
Tránh bôi dầu, bơ, kem đánh răng hay bất cứ biện pháp dân gian nào lên vết bỏng để tránh bị nhiễm trùng.
-
Không tự ý cắt, rạch hoặc loại bỏ phần da bị phồng do bị bỏng. Bởi khi vùng da mới chưa thực sự hình thành thì khi mất đi vùng da phía trên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong hơn.
Kem bôi da thảo dược giúp sát trùng, tiêu viêm cho tổn thương bỏng nhanh lành
Để cho vết thương bỏng nhanh lành da, ngừa nhiễm trùng bạn có thể tham khảo kem bôi thảo dược dành cho da bị bỏng. Từ các loại dược liệu như trầu không, lô hội, trà xanh,… giúp thanh nhiệt – tiêu viêm – sát trùng, bôi kem lên vết thương bỏng vừa giúp giảm ngứa giảm đau lại hỗ trợ tái tạo da giúp mau liền da để nhanh chóng lên da non.
Đối với vết thương bỏng từ nhẹ tới nặng có thể bôi từ 1 – 3 lần mỗi ngày với kem thảo dược.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Kem Nhất Nhất
Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành
Thành phần:
Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
-
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
-
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
-
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
-
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
-
Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng:
-
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
-
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
-
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
-
Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
|