Bỏng là tai nạn thường gặp, nếu không xử lý đúng cách sẽ để lại mảng thâm hoặc sẹo trên da. Học nhanh các cách làm vết bỏng nhanh khô và những điều nên tránh.
Nếu không được xử lý đúng cách, bỏng để lại sẹo rất mất thẩm mỹ
Tham khảo một số cách làm vết bỏng nhanh khô
Cách 1. Sử dụng lô hội
Lô hội hay còn gọi là nha đam có tác dụng tốt trong điều trị bỏng nhẹ vì vậy có thể sử dụng trong trường hợp bỏng độ 1.
Cách 2. Dùng nghệ
Nghệ có vị cay, đắng, tính ấm và có tác dụng hành khí, chỉ thũng, tiêu mủ, kích thích lên da non. Với những trường hợp bỏng độ 1 có thể áp dụng bài thuốc chữa bỏng bằng củ nghệ sau đây.
-
Lấy 100g lá chè tươi rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội rồi vò lấy nước đặc.
-
Chuẩn bị 50g nghệ, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước.
-
Trộn lẫn hai phần nước với nhau được một dung dịch sền sệt.
-
Dùng tăm bông sạch để chấm dung dịch, bôi nhẹ lên chỗ da bị bỏng. Bôi từng lượt như vậy cho đến khi chỗ bỏng hết đau rát. Sau đó lấy vải sạch che vết bỏng lại.
Thực hiện cách trên đều đặn mỗi ngày 2-3 lần thì với các vết bỏng nhẹ, chỉ 2-3 ngày sau vết bỏng sẽ tróc vảy và lên da non. Khi vết bỏng đã khô, có thể lấy nước nghệ tươi chấm vào để tránh sẹo.
Bài thuốc chữa bỏng bằng nghệ được nhiều người áp dụng
Cách 3. Dùng vỏ xoan
Vỏ xoan chữa bỏng là cây xoan nhừ, hay còn gọi là xoan trà, xoan răng hay lát xoan. Ở một số địa phương còn được gọi là cây nếnh, cây mắc liễu hoặc cây xuyên cóc.
Nước sắc đặc của vỏ xoan khi bôi lên vết bỏng sẽ tạo ra một lớp màng che phủ mềm mại, bền chắc, không bị rách hoặc nứt, không bị căng và bám rất chặt. Vì vậy chúng giúp vết bỏng khô cứng, đồng thời lớp màng sẽ ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn tại chỗ.
Cách 4. Sử dụng Kem bôi thảo dược
Sau khi làm sạch vết bỏng, bạn có thể dùng các loại kem bôi thảo dược để giúp vết bỏng dịu lại và da mau lành hơn. Nên lựa chọn các sản phẩm đa công dụng, có thể dùng từ khi vết bỏng còn mới cho đến khi vết thương lành miệng, lên da non để tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm kem thảo dược, tiêu biểu như Kem Nhất Nhất.
Tùy mức độ bỏng, cách sử dụng có chút khác biệt, nên lưu ý để đạt hiệu quả tối ưu:
-
Vết bỏng độ 1: Sau khi rửa vết thương và lau khô, bôi trực tiếp kem lên vết thương, để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
-
Vết bỏng độ 2: Rửa, sát trùng vết thương, để khô rồi bôi kem trực tiếp lên vết thương. Sau đó phết một lớp kem mỏng khoảng 0,5 mm lên gạc và băng lại để giữ kem, cứ 12 giờ lại thay kem 1 lần. Nếu vết bỏng rộng và nặng thì phết một lớp kem dày hơn lên gạc, cỡ 3-4 mm rồi thao tác tương tự. Thực hiện cho đến khi thấy vết bỏng sau khi khô, bắt đầu lên da non thì bỏ băng đi.
Kem Nhất Nhất có thành phần thảo dược nên có thể dùng được cho trẻ em. Ngoài tác dụng làm dịu vết bỏng, sản phẩm còn giúp làm giảm mẩn ngứa, giảm mề đay, giảm sưng tấy do côn trùng đốt. Vì vậy mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn tuýp kem trong nhà để sử dụng khi cần thiết.
Có thể dùng kem thảo dược giúp làm dịu và nhanh lành vết bỏng
Cách 5. Uống kết hợp vitamin
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen – một chất do cơ thể sản xuất ra để làm các vết thương nhành lành miệng và lên da non. Vì vậy khi bị bỏng cần tăng cường sử dụng các đồ ăn thức uống giàu vitamin C như cam, bưởi, kiwi…
>> Xem thêm Lưu nhanh 3 cách giúp vết bỏng mau lành
Những điều nên tránh khi bị bỏng
Ngâm vết bỏng vào nước đá
Để làm dịu da bị bỏng, nhiều người ngâm vào nước đá lạnh. Tuy nhiên, nhiệt độ lạnh sẽ gây ra hiện tượng co mạch máu, co cơ, khiến tình trạng bỏng trở nên nặng hơn. Do vậy, nên tránh áp dụng cách này khi sơ cứu bỏng.
Làm vỡ vết phồng rộp
Các vết phồng rộp thường gây đau và khó chịu nên nhiều người có thói quen chọc vỡ vết phồng rộp. Thực chất các vết phồng rộp này xuất hiện để bảo vệ vùng da bị bỏng khỏi tình trạng nhiễm khuẩn do tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì vậy, để vết phồng rộp xẹp tự nhiên sẽ giúp vết thương nhành lành và mau khô.
Bôi kem đánh răng
Bôi kem đánh răng lên vết bỏng là mẹo được nhiều người áp dụng, tuy nhiên đây lại là một phương thức trị bỏng nên tránh. Kem đánh răng thường chứa chất kiềm nhẹ nên khi bôi lên vết bỏng có thể gây đau hơn. Thậm chí, các chất kiềm có thể xâm nhập sâu vào trong vết thương và gây nhiễm trùng khu vực bị bỏng.
Bôi kem đánh răng có thể gây nhiễm trùng vết bỏng
Sử dụng bông mịn hoặc gạc cotton
Băng bó là một bước sơ cứu, xử lý vết bỏng có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng bông mịn hoặc gạc cotton thì sẽ gây ra tác dụng ngược vì chúng rất dễ dính vào làm vết bỏng nước vỡ ra và gây đau đớn trong quá trình thay băng.
Dùng bơ, tinh dầu, dầu thực vật
Nhiều người cho rằng các loại tinh dầu, cũng như một số loại dầu ăn thông thường như dầu dừa, dầu ô liu hoặc bơ có thể giúp điều trị bỏng. Thực tế, chúng ngăn cản quá trình thoát nhiệt ra ngoài nên khiến vết thương nghiêm trọng hơn, khiến vết bỏng không khô.
Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
KEM NHẤT NHẤT
Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành
Thành phần:
Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
• Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
• Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
• Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
• Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
• Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng:
• Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
• Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
• Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
• Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì thôi.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
|