Kỳ nghỉ Tết kéo dài trẻ có thể ăn uống thất thường nên rất dễ tới tình trạng lười ăn. Giải đáp cho nỗi đau đầu của các cha mẹ con lười ăn sau Tết phải làm sao để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Con lười ăn phải làm sao để đảm bảo dinh dưỡng
Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh lười ăn là hiện tượng rất nhiều gia đình gặp phải. Đây là khi bé không ăn đủ lượng thức ăn trong ít nhất một tháng và có một số biểu hiện chậm phát triển cân nặng hay chiều cao. Hầu như trẻ không có cảm giác đói và hầu như không có hứng thú với đồ ăn.
Trẻ em lười ăn không hẳn do bệnh lý có sẵn. Biếng ăn ở trẻ nhỏ cũng khác với chứng biếng ăn tâm lý, thường xảy ra ở người trưởng thành hoặc thanh thiếu niên do sợ bị tăng cân. Tuy trẻ lười ăn khiến rất nhiều cha mẹ đau đầu nhưng thực tế có thể dễ dàng điều chỉnh cho bé.
Độ tuổi trẻ biếng ăn
Lười ăn có thể gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi
Tình trạng lười ăn ở trẻ có thể gặp ở bất kỳ thời gian nào trong ba năm đầu đời của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra thường trẻ dễ gặp phải tình trạng này trong khoảng 9 đến 18 tháng tuổi. Do giai đoạn này đánh dấu sự chuyển đổi từ bú mẹ trực tiếp sang ăn dặm và sau đó là tự xúc ăn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ nhỏ biếng ăn trong từng giai đoạn chứ không ẳn chỉ trong thời gian chuyển tiếp này.
Đối với trẻ đã đi học mầm non hay tiểu học thì thời gian Tết nghỉ dài có thể bố mẹ sẽ gặp phải tình trạng biếng ăn. Nhiều trẻ nhỏ khi bố mẹ cho ăn ở nhà lười ăn, ăn không đủ suất hoặc ăn các món ăn không đảm bảo các nhóm dinh dưỡng. Kỳ nghỉ kéo dài khiến cho không ít cha mẹ lo lắng về sức khỏe của các con.
>> Xem thêm Trẻ biếng ăn phải làm sao để con nhanh lớn, mẹ nhàn tênh?
Nhận biết các dấu hiệu trẻ lười ăn
Mẹ có thể nhận thấy một trong các dấu hiệu thường thấy khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ biếng ăn:
-
Liên tục từ chối thức ăn trong ít nhất một tháng
-
Không bao giờ có cảm giác đói
-
Không ăn tiếp chỉ sau vài thìa thức ăn
-
Chững cân
-
Bị sụt cân
-
Suy dinh dưỡng
-
Không tập trung vào bữa ăn
Một số bé cũng có biểu hiện không thích một số loại đồ ăn nhất định. Với tình trạng này, trẻ chỉ ăn một loại thức ăn nhất định có mùi vị, nhiệt độ, kết cầu cụ thể. Trẻ từ chối thử các loại thức ăn mới. Ví dụ như một số trẻ chỉ ăn cơm mà không ăn các loại thức ăn hay rau xanh.
Khi bố mẹ thử cho bé ăn các thức ăn mới, trẻ có thể quay mặt đi, nhổ đồ ăn, bịt miệng hoặc nôn đồ ăn mới. Trẻ không ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu được ăn đúng loại thức ăn ưa thích thì trẻ lại ăn rất nhiều và rất dễ bị thừa cân.
>> Xem thêm Nhận biết các dấu hiệu biếng ăn ở trẻ nhỏ và cách khắc phục
Nguyên nhân khiến trẻ lười ăn
Nhiều trẻ không có cảm giác đói và không muốn ăn bất cứ đồ ăn gì
Các nhà khoa học nghiên cứu và cho rằng nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn thường xuất phát từ nhu cầu cảm xúc cho bé và xung đột của cha mẹ. Sau đây là một số nguyên nhân cụ thể:
-
Khi trẻ lớn hơn, bé bắt đầu phát triển tính tự chủ. Trong giai đoạn này, bé sẽ muốn tự mình quyết định mọi thứ kể cả việc lựa chọn đồ ăn của mình.
-
Đôi khi trẻ cố tình từ chối đồ ăn để thu hút sự chú ý của người lớn tới nhu cầu ăn uống của chúng. Khi mẹ không thể hiện sự khích lệ khi cho bé ăn hoặc thể hiện sự ép buộc đối với trẻ có thể gây ra phản ứng ngược khiến trẻ từ chối ăn.
Con lười ăn phải làm sao?
Bố mẹ nên áp dụng một số nguyên tắc bàn ăn để trị trẻ biếng ăn
Phát hiện ra các dấu hiệu lười ăn ở trẻ sớm sẽ giúp bố mẹ có được cách khắc phục kịp thời cho bé. Mẹ có thể áp dụng theo các bước sau:
-
Khuyến khích trẻ nhỏ xác định và thể hiện với người lớn về cảm giác đói cũng như no.
-
Khuyến khích bé ăn các loại thức ăn khác nhau và cố gắng giới thiệu nhiều nhóm đồ ăn cho bé để xác định sở thích của con.
-
Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.
Chăm sóc trẻ nhỏ lười ăn nên tập trung đưa ra thực đơn cần đảm bảo:
-
Cung cấp cho bé năng lượng cần thiết để hoạt động khỏe mạnh suốt cả ngày dài.
-
Cung cấp chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu phát triển của bé.
-
Khuyến khích cho trẻ tự xúc ăn.
-
Giảm bớt bữa ăn phụ và các bữa sữa khi gần tới giờ ăn bữa chính.
Trong khi bố mẹ áp dụng những thay đổi trong bữa ăn thì cần theo dõi trọng lượng cơ thể bé. Mẹ nên theo dõi xem bé có gặp phải rối loạn tiêu hóa nào như tiêu chảy hoặc táo bón không.
Nếu như việc bố mẹ gây áp lực về chuyện ăn uống chính là nguyên nhân gây ra chứng lười ăn cho bé thì nên áp dụng các cách sau:
-
Nếu như mẹ thường gây áp lực về việc cần ăn nhiều hơn cho bé thì có thể thay đổi người cho ăn là bố. Khi đó, bố của bé cần khuyến khích để em bé thử các loại đồ ăn mới.
-
Mẹ cần tới gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn thêm về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ.
Mẹo áp dụng ngay để loại bỏ tình trạng lười ăn của bé
Bạn hãy áp dụng một số mẹo sau để giúp cho bé ăn ngon miệng hơn:
1. Hãy để trẻ có cảm giác đói bụng, muốn ăn thay vì ăn nhiều bữa phụ không đem lại nhiều dinh dưỡng.
2. Tạo ra khoảng trống giữa các bữa ăn trong ngày. Mẹ nên cho bé ăn các bữa cách nhau từ 3 – 4 giờ và chỉ cho bé uống nước lọc giữa các bữa ăn.
3. Giới thiệu cho bé nhiều món ăn trong một bữa ăn.
4. Chia đồ ăn của bé ra thành từng phần nhỏ và để cho trẻ chủ động yêu cầu đồ ăn cho mỗi bữa.
5. Khuyến khích trẻ nhỏ ngồi ăn cùng với bố mẹ ngay từ đầu tới cuối bữa.
6. Một bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút ngay cả khi trẻ chưa ăn hết suất.
7. Khích lệ trẻ khi bé tự xúc ăn và không nên quát mắng bé nếu như con ăn lâu, ăn không hết suất.
8. Không cho trẻ xem ti vi, dùng điện thoại, chơi đồ chơi,… gây ra phân tâm trong lúc bé ăn. Bởi tuy các thiết bị điện tử sẽ có tác dụng tạm thời giúp trẻ ăn nhưng lại không khiến cho bé hiểu được các tín hiệu khi đói và khi no trong cơ thể.
9. Không nên mua chuộc trẻ bằng cách nói sẽ tặng quà bé nếu như trẻ ăn xong.
10. Không khuyến khích trẻ dùng đồ ăn để chơi.
Bổ sung men vi sinh cho hệ tiêu hóa cân bằng, trẻ ăn ngon miệng
Muốn trẻ ăn ngon miệng hơn thì có hệ tiêu hóa khỏe mạnh là vô cùng quan trọng. Với những trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng gây chán ăn thì mẹ nên cân nhắc bổ sung men vi sinh cho bé.
Lưu ý mẹ nên chọn sản phẩm bổ sung bào tử lợi khuẩn Bacillus claussi, tiêu biểu như men vi sinh Bio Vigor. Bào tử lợi khuẩn loại này có thể sống sót khi đi qua môi trường acid của dịch vị dạ dày cao hơn lợi khuẩn thông thường. Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa.
Bổ sung men vi sinh phần nào giúp mẹ giải quyết nỗi lo con biếng ăn sau kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Men vi sinh
BIO VIGOR®
- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,...
Thành phần:
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) 100 triệu bào tử Bacillus clausii/g
Dạng viên nang cứng: Bacillus clausii (dạng bào tử) 3×108 CFU, phụ liệu: Chất độn: Maltodextrin; Chất làm trơn chảy: Silicon dioxide; Chất làm bóng: Magnesi stearate; Vỏ nang HPMC số 2.
Công dụng:
• Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột
• Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
|