Bụng yếu gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và tiêu hóa thức ăn khiến không ít người vô cùng khó chịu. Người bị bụng yếu nên ăn gì và uống gì để đảm bảo dinh dưỡng và dễ tiêu hóa?
“Bụng yếu nên ăn gì và uống gì?” là thắc mắc của nhiều người
Nhận biết các dấu hiệu bụng yếu
Bụng yếu là khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề gây ra các dấu hiệu như:
-
Sôi bụng
-
Đầy hơi
-
Ợ hơi
-
Khó tiêu
-
Chán ăn
-
Đau quặn bụng
-
Đi ngoài thất thường (táo lỏng thất thường)
Bụng yếu hay đi ngoài thông thường không phải xuất phát từ bệnh lý nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày.
Các triệu chứng nếu là do rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm,… thì không đáng lo. Tuy nhiên, nếu như các dấu hiệu bụng yếu xảy ra thường xuyên, tiêu chảy nhiều hơn 2 lần mỗi ngày, phân lỏng và luôn ngồi trong nhà vệ sinh thời gian dài thì bạn nên chú ý hơn. Bởi đây có thể cảnh báo bệnh viêm đại tràng, đại tràng co thắt,… cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm Đau bụng dưới bên phải ở nữ giới là bệnh gì và cách điều trị?
Bụng yếu nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm đau bụng cũng như ngăn ngừa tình trạng
đau quặn bụng dưới và tiêu chảy kéo dài giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Cụ thể là:
Táo
Táo có chứa chất oxy hóa nên tốt cho hệ tiêu hóa
Táo là loại quả có chứa chất oxy hóa có tên là polyphenol. Theo một nghiên cứu thì, polyphenol có thể giúp giảm bớt chứng viêm liên quan tới viêm ruột. Bổ sung chất này trong bữa ăn sẽ giúp:
-
Điều chỉnh phản ứng miễn dịch, kiểm soát tình trạng viêm
-
Bảo vệ lớp lót của ruột không bị tổn thương
-
Cải thiện hệ vi sinh đường ruột, là nơi có hàng nghìn tỷ vi sinh vật sống bên trong hệ tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
Chuối
Chuối giúp bổ sung kali và các chất điện giải khác mà người bị tiêu chảy hoặc nôn có nguy cơ bị mất.
Chuối có mặt trong chế độ ăn kiêng “
BRAT”, nên thường được khuyên dùng trong một số trường hợp bị đau bụng do tiêu chảy. “BRAT” là viết tắt của
Banana (Chuối) –
Rice (gạo) –
Apple (Táo) –
Toast (Bánh mì nướng). Đây đều là các loại thức ăn nhạt và nhẹ nhàng cho việc tiêu hóa nên rất phù hợp đối với những ai gặp phải tình trạng bụng yếu.
>> Xem thêm Giải mã ngay tình trạng sôi bụng tiêu chảy nhiều lần trong ngày
Gừng
Gừng có khả năng chống lại buồn nôn
Gừng có thể giúp chống lại cảm giác buồn nôn. Khi bị các triệu chứng chướng bụng, khó tiêu, đầy bụng bạn nên pha trà gừng bằng cách thái lát gừng tươi pha vào nước nóng. Uống trà gừng có thể giúp giảm triệu chứng đầy bụng hiệu quả.
Gừng cũng có đặc tính chống viêm nên giúp giảm bớt tình trạng viêm ruột.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy hiệu quả của bổ sung gừng hàng ngày đối với người bị viêm loét đại tràng.
Hạt lanh trị táo bón
Những người bụng yếu gặp phải tình trạng táo bón thì có thể sử dụng dầu hạt lanh kèm với việc tăng lượng nước bổ sung vào cơ thể. Nước pha dầu hạt lanh sẽ giúp đi ngoài phân mềm, đều đặn hơn.
Bạn có thể bổ sung hạt lanh một cách khác là rắc vào ngũ cốc ăn sáng hoặc thêm vào sữa chua, sinh tố.
Nếu chỉ ăn hạt lanh thì nên chú ý bổ sung nhiều nước để tránh tình trạng táo bón tăng nặng do phân cứng hơn.
Sữa chua
Sữa chua chứa hàm lượng lợi khuẩn cao mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Nếu bạn thấy mình gặp phải tình trạng bụng yếu thì có thể bổ sung sữa chua mỗi ngày.
Bánh mì trắng
Bánh mì trắng được khuyên dùng cho người bụng yếu
Hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề thì nên tránh dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt hay bánh mì từ các loại ngũ cốc nguyên hạt. Bởi đây là thực phẩm giàu chất xơ khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc tích cực hơn.
Khi thấy bụng yếu hoặc đau bụng bạn nên ăn bánh mì trắng. Đây là thực phẩm có lượng chất xơ khá thấp nên giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nên nhớ nguyên tắc “Ăn chín – uống sôi”
Khi bụng yếu là hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, chính vì thế bạn nên nhớ nguyên tắc “Ăn chín – uống sôi” trong mỗi bữa ăn. Chú ý chế biến đồ ăn đảm bảo độ chín và nên uống nước sau khi đun sôi thay vì uống nước lọc để tránh tiêu thụ phải các thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm nấm gây hại cho hệ tiêu hóa.
Bụng yếu nên uống gì?
Bụng yếu nên chọn lựa loại đồ uống phù hợp
Bên cạnh ăn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa khi bụng dạ yếu hơn bình thường thì bạn cũng nên chú ý đến các loại đồ uống bổ sung mỗi ngày.
Tình trạng tiêu chảy hoặc nôn mửa có thể gây mất nước. Chính vì thế việc bổ sung kịp thời chất lỏng và chất điện giải sẽ ngăn ngừa mất nước hiệu quả.
Bác sĩ đôi khi sẽ khuyến nghị chế độ ăn lỏng trong thời gian ngắn để giải quyết tình trạng đau bụng.
Một số đồ uống tốt cho hệ tiêu hóa và bổ sung chất điện giải mà không kích ứng dạ dày gồm:
-
Nước đun sôi để nguội
-
Nước trái cây pha loãng hoặc nước bí đao ép
-
Nước điện giải
-
Trà thảo mộc
-
Nước hầm xương
Đối với những ai gặp phải tình trạng táo bón thì cũng nên chú ý bổ sung nước thường xuyên. Uống nước đầy đủ sẽ giúp phân mềm hơn và dễ dàng được đẩy ra ngoài khiến cho việc đi tiêu trở nên dễ dàng và đều đặn.
Bụng yếu nên tránh ăn gì?
Bên cạnh lựa chọn các loại thực phẩm và đồ uống tốt cho hệ tiêu hóa thì người bụng yếu cũng nên tự nhận biết một số loại đồ ăn có thể kích thích, gây khó khăn khi tiêu hóa để phòng tránh. Cụ thể:
Chất xơ không hòa tan
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa khi bụng yếu. Bởi chất xơ không hòa tan có thể khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn vì chúng làm tăng tốc độ di chuyển thức ăn qua ruột.
Một số thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan gồm:
-
Cám lúa mì
-
Các loại ngũ cốc
-
Rau xanh
Sản phẩm từ sữa
Người bị không dung nạp lactose không nên uống sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa chứa đường lactose mà một số người không thể tiêu hóa được (do tình trạng không dung nạp lactose). Tình trạng này gây ra một loạt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay khi tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa.
Chính vì thế những ai gặp phải tình trạng này thì nên tránh:
Đồ ăn nhiều mỡ và đồ chiên rán
Người đang bị nôn mửa hay tiêu chảy nên tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và chiên rán. Đây là đồ ăn khó tiêu hóa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau bụng.
Một số loại đồ ăn nên đưa vào danh sách cấm gồm:
-
Thức ăn nhanh
-
Thịt có nhiều mỡ
-
Pho mát nhiều chất béo
-
Sữa nguyên chất
-
Kem
-
Thực phẩm có thêm bơ, bơ thực vật và dầu
Bài thuốc đại tràng Đông y dành cho người bụng yếu xuất phát từ bệnh lý đại tràng
Nếu như tình trạng bụng yếu kéo dài và xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý đại tràng thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị. Xu hướng chữa bệnh đại tràng mới hiện nay thường kết hợp cả Tây y và Đông y.
Trong khi thuốc Tây y trị triệu chứng, có tác dụng nhanh chóng dễ nhìn thấy thì thuốc Đông y vừa trị triệu chứng bệnh lại vừa tăng cường đề kháng cho dạ dày. Kết hợp cả Tây y và Đông y để điều trị vừa giúp trị bệnh vừa ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Tuy nhiên, lựa chọn thuốc Đông y trị đại tràng cần lưu ý chọn lựa các bài thuốc hiệu quả cao. Bài thuốc trị bệnh đại tràng bí truyền có công dụng hành khí, hòa vị, giáng nghịch, chỉ thống là một ví dụ. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO sản xuất thành thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2. Sản phẩm có dạng viên nén bao phim tiện dụng.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại