Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh,
dấu hiệu bệnh trĩ nội sẽ khác nhau
-
Trĩ nội độ 1: Dấu hiệu điển hình là thấy máu dính ở phân hoặc giấy vệ sinh, càng về sau bệnh cành nặng thì máu có thể chảy thành giọt hay bắn thành tia. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy ẩm ướt, ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn do dịch nhầy tăng tiết tại vùng này.
-
Trĩ nội độ 2: Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy búi trĩ nằm thập thò ở hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào được chưa cần có sự can thiệp nào.
-
Trĩ nội độ 3: Búi trĩ trở nên sưng nề hơn. Lúc này, búi trĩ không chỉ sa ra ngoài lúc đại tiện mà sa ngay cả khi ho hoặc vận động mạnh và không thể tự thụt trở lại nếu người bệnh không dùng tay đẩy búi trĩ vào.
-
Trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất, búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể tự thụt trở lại dù người bệnh dùng tay đẩy bùi trĩ vào.
Mắc bệnh trĩ nội nên kiêng ăn gì?
Để ngăn ngừa các búi trĩ tiến triển nặng và giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, người bệnh trĩ nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:
Đồ ăn cay nóng
Không chỉ với người bị bệnh trĩ mà ngay cả những người khỏe mạnh cũng không nên ăn thường xuyên những loại đồ ăn quá cay nóng như gừng, tiêu, ớt,… Bởi những thực phẩm này khi vào hệ tiêu hóa sẽ kích thích đường ruột gây khó tiêu, táo bón khiến cho bệnh trĩ ngày càng nặng thêm.
Do đó, tốt nhất người bị trĩ cần tránh xa các loại thực phẩm này nếu không muốn bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các món cay nóng gây khó tiêu, táo bón, dễ dẫn đến trĩ
Thức ăn quá mặn, hoặc chứa nhiều muối
Các loại thức ăn quá mặn hoặc chứa nhiều muối khi đi vào cơ thể sẽ hút hết nước bên trong khiến cho cơ thể không có đủ lượng nước cần thiết gây hiện tượng phân bị vón cục, khô cứng, người bệnh phải rặn gắng sức mỗi khi đi đại tiện, gây
đau rát hậu môn, thậm chí là chảy máu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO – World Health Organization) khuyến cáo, một người trưởng thành chỉ nên dùng khoảng 5g muối/ngày, tương đương với một thìa cà phê. Trong khi đó theo thống kê, lượng muối trung bình một người Việt ăn vào mỗi ngày lên đến 10g, gấp đôi lượng muối cần thiết. Chính vì thế, trong quá trình chế biến nên nêm nếm gia vị nhạt hơn để đảm bảo cung cấp lượng muối vừa đủ cho cơ thể.
Hạn chế tối đa các loại chất kích thích
Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga,… cũng là những loại thực phẩm gây tăng áp lực cho thành ruột mà người bị bệnh trĩ nên tránh xa. Những loại đồ uống có cồn như rượu bia, chứa caffein, có ga dễ gây đầy bụng, táo bón, tăng nguy cơ gây tổn thương niêm mạc trực tràng, thậm chí chảy máu xung huyết do đại tiện khó khăn.
Do đó để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt nhất thì người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích nêu trên.
Uống nhiều bia rượu gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa
Hạn chế ăn nhiều tinh bột
Tinh bột là một carbohydrate sau khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành glucose để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt là hoạt động hệ thống thần kinh và não bộ. Do đó, bổ sung đầy đủ lượng tinh bột hàng ngày là việc rất quan trọng để duy trì hoạt động sống.
Tuy nhiên với người bệnh trĩ, đây là là thành phần nên hạn chế do tinh bột làm tăng áp lực lên thành ruột, gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến táo bón, ngứa ngáy hậu môn, tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ là các chất béo khó tiêu, thường gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng và táo bón cho người bệnh. Điều này khiến cho người bệnh phải rặn mỗi khi đi đại tiện làm động mạch và hệ thống mạc treo hậu môn giãn ra, dần mất khả năng nâng đỡ cho hệ thống niêm mạc hậu môn, từ đó dẫn đến trĩ.
Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thức ăn ít dầu mỡ là rất quan trọng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là đối với những người bị trĩ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Các loại thịt đỏ cũng cần hạn chế
Thịt nói chung, đặc biệt là thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt bê,… cung cấp hàm lượng lớn chất đạm cho cơ thể. Đây là thành phần trực tiếp tham gia cấu tạo hệ thống mô và cơ quan nội tạng. Do đó việc bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ là rất cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa của người bị trĩ rất yếu nên nếu phải dung nạp một lượng đạm quá lớn sẽ gây áp lực lên thành ruột, khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, từ đó dễ gây táo bón, khiến bệnh trĩ càng chuyển biến xấu hơn.
Đối với việc ăn uống bệnh trĩ nên kiêng gì, việc ăn ít hoặc quá nhiều đều đem lại những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Vì vây, bạn nên lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp và biết bệnh trĩ nội nên kiêng ăn gì tốt với bản thân để bảo vệ sức khoẻ cơ thể.
Lưu ý, chế độ ăn uống chỉ hỗ trợ phần nào, không thể thay thế được thuốc chữa bệnh. Do đó, người bệnh trĩ nên đi thăm khám và điều trị, tránh để bệnh tiến triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thuốc trĩ từ thảo dược – cầm máu, co búi trĩ
Đông y có bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả từ các thảo dược như đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ, trần bì, cam thảo, sen, ý dĩ… Sự kết hợp của các thảo dược này có tác dụng
giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Hiện nay, bài thuốc trị bệnh trĩ đã được chuyển giao sản xuất thành Thuốc Trĩ dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Trĩ dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-dap-nhanh-nguoi-bi-tri-noi-nen-kieng-gi-n28071.html