Viêm xung huyết dạ dày là một trong những bệnh lý viêm tại dạ dày phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Viêm xung huyết dạ dày nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây nguy hiểm.
Viêm xung huyết dạ dày cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Viêm xung huyết dạ dày là gì?
Viêm xung huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm – loét nặng dẫn đến các mạch máu ở vùng viêm giãn nở do ứ máu nhiều có thể gây xung huyết. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện sau khi dùng rượu, bia, hóa chất, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay các chất kích thích như cà phê, ớt… Bệnh nhân có những biểu hiện như đau bụng cồn cào kèm theo ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn, có thể nôn ra máu.
>> Xem thêm Viêm loét dạ dày và cách điều trị theo Đông y
Nguyên nhân gây viêm xung huyết dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xung huyết dạ dày:
-
Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP tấn công vào dạ dày
-
Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm như: NSAIDs, corticoid
-
Căng thẳng quá mức gây ra tình trạng rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật vì vậy không thể cân bằng các tác nhân tấn công và bảo vệ dạ dày
-
Ăn uống không điều độ, đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói.
-
Uống quá nhiều rượu, bia hoặc ăn quá nhiều thức ăn cay nóng khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây viêm xung huyết dạ dày
Triệu chứng của viêm xung huyết dạ dày
Tùy thuộc vào mức độ viêm, mỗi người bệnh có thể có những triệu chứng khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện chính khi bị viêm xung huyết dạ dày:
-
Đau rát bụng trên rốn, thường đau tăng về đêm hoặc đau tăng khi ăn no, đau tăng khi thay đổi thời tiết
-
Đau vùng thượng vị, cơn đau có thể cồn cào, âm ỉ, hoặc dữ dội
-
Cơn đau bụng âm ỉ kéo dài và lan sang sau lưng, lên ngực và vai
-
Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua nóng rát cổ.
-
Buồn nôn hoặc nôn
-
Tình trạng viêm xung huyết dạ dày lâu ngày khiến người bệnh gầy yếu, xanh xao, mệt mỏi.
Viêm xung huyết hang vị dạ dày gây đầy bụng khó tiêu
Điều trị viêm xung huyết dạ dày như thế nào?
Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống
Trong điều trị viêm xung huyết dạ dày, chế độ sinh hoạt ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đảm bảo hiệu quả bền vững của việc điều trị. Người bệnh cần:
-
Ăn uống điều độ không bỏ bữa, không để bụng quá no hoặc quá đói
-
Ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu, mềm, tránh những đồ ăn quá cứng
-
Hạn chế những thức ăn có hại cho dạ dày như đồ ăn chua cay, nóng, các loại thực phẩm giàu chất béo khó tiêu, thực phẩm gây đầy hơi…
-
Tránh thức khuya
-
Không nên tập thể dục, vận động thể lực ngay sau khi ăn. Nghỉ ngơi sau ăn ít nhất 30 phút.
-
Cố gắng thư giãn tinh thần, giảm thiểu căng thẳng để không làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.
Dùng thuốc Tây
Việc dùng thuốc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân gây bệnh là nhiễm vi khuẩn HP, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc đặc hiệu khác giảm tiết acid như thuốc trung hòa acid, thuốc kháng histamine H2, thuốc ức chế bơm proton. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể được kê để giúp giảm co thắt, giảm đau, an thần. Quá trình điều trị có thể kéo dài cho đến khi các dấu hiệu của bệnh hoàn toàn biến mất.
Kháng sinh được kê trong trường hợp nhiễm khuẩn HP
Dùng thuốc Đông y
Nguyên tắc điều trị viêm xung huyết dạ dày theo Đông y là điều trị bệnh tận gốc, vừa tác động hạn chế yếu tố tấn công, vừa tăng cường yếu tố bảo vệ dạ dày. Bên cạnh đó, thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 còn nâng cao chính khí của cơ thể, bên cạnh việc giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, còn nâng cao sức khỏe tổng thể. Từ đó bệnh được đẩy lùi và hạn chế tái phát.
DS Phan Thu Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/viem-xung-huyet-da-day-dieu-tri-nhu-the-nao-116315-9.html