Viêm loét đại tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì là điều mà nhiều người quan tâm. Bởi chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc cải thiện mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Viêm loét đại tràng kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
MỤC LỤC:
-
Bệnh viêm loét đại tràng là bệnh gì?
-
Triệu chứng bệnh viêm loét đại tràng
-
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng
-
Vì sao cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng ở người bị viêm loét đại tràng
-
Viêm loét đại tràng kiêng ăn gì?
-
Người viêm loét đại tràng nên ăn gì?
-
Trị viêm đại tràng với thuốc đại tràng Đông y
|
Bệnh viêm loét đại tràng là bệnh gì?
Viêm loét đại tràng là dạng bệnh viêm ruột phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Viêm loét đại tràng là một bệnh viêm ruột mãn tính trong đó các phản ứng bất thường của
hệ thống miễn dịch gây ra tình trạng viêm và loét ở lớp lót bên trong niêm mạc ruột già.
Các vết loét thường bắt đầu ở trực tràng, phát triển và lan rộng xuống tới toàn bộ đại tràng.
Không giống như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng không gây ra lỗ rò hoặc áp xe, tổn thương chủ yếu ở dạng các vết loét nông.
Bệnh Crohn và Viêm loét đại tràng
Triệu chứng bệnh viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng gây ra các triệu chứng với mức độ khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng cũng có thể thay đổi theo thời gian.
Các triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
-
Đau bụng
-
Phân có máu
-
Tiêu chảy
-
Sốt
-
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Bên cạnh các dấu hiệu trên tiêu hóa, viêm loét đại tràng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như:
-
Đau và sưng khớp
-
Mắt đỏ, nóng rát hoặc ngứa
-
Những vết sưng, phát ban hoặc vết loét gây đau trên da
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là một bệnh tự miễn đặc trưng bởi sự xâm nhập của các tế bào T vào đại tràng, nhưng một số yếu tố nguy cơ được xác định làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
-
Tuổi tác: Hầu hết mọi người được chẩn đoán từ 15 đến 30 tuổi hoặc trên 60 tuổi.
-
Yếu tố di truyền
-
Chế độ ăn uống: chế độ ăn nhiều chất béo và ít chất xơ
-
Hút thuốc lá
-
Nhiễm trùng: có thể kích hoạt sự phát triển của viêm loét đại tràng
-
Căng thẳng: có thể làm nặng thêm triệu chứng của bệnh và ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
-
Yếu tố vi khuẩn và virus: mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển viêm loét đại tràng.
Vì sao cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng ở người bị viêm loét đại tràng
Mặc dù không phải là nguyên nhân gây bệnh, chế độ ăn uống được chứng minh là có ảnh hưởng tới các triệu chứng bệnh và sức khỏe tổng thể của người
bị viêm loét đại tràng.
Chế độ ăn uống phù hợp được xem là một chiến lược điều trị thay thế/ bổ sung bên cạnh việc dùng thuốc thông thường, giúp làm giảm các triệu chứng cũng như tiến triển bệnh.
Bên cạnh đó, quản lý dinh dưỡng là điều cần thiết ngăn thiếu hụt dinh dưỡng và suy giảm sức khỏe cho người mắc bệnh đường ruột.
Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể khiến tình trạng viêm loét đại tràng nặng hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm được chứng minh có liên quan và làm trầm trọng hơn các triệu chứng viêm ruột, trong đó có viêm loét đại tràng.
Theo các chuyên gia, người mắc bệnh đại tràng nên tránh sử dụng các thực phẩm như:
Rượu đường
Rượu đường bao gồm sorbitol, xylitol, lactitol, erythritol, mannitol và maltitol là một trong những tác nhân gây tiêu chảy.
Chúng thường được tìm thấy trong kẹo cao su không đường, kẹo, món tráng miệng (như kem), nước ngọt hay trong thành phần của một số thuốc.
Đồ uống có ga
Các loại nước có ga có thể thúc đẩy quá trình sản xuất khí trong đường tiêu hoá.
Điều này khiến cho các cơn đau bụng và tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Caffein
Caffeine có trong cà phê, trà và nước tăng lực có tác dụng như một chất kích thích.
Nó làm tăng thời gian vận chuyển phân qua đại tràng, do đó làm tình trạng viêm và kích ứng ở ruột trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm lên men
Các loại thực phẩm lên men như bắp cải chua, dưa muối và trái cây sấy khô có khả năng lên men nhanh chóng trong ruột và tạo ra một lượng lớn khí.
Nó khiến tình trạng co thắt, đầy hơi trở nên nặng nề hơn cũng như gây đau đớn kéo dài cho bệnh nhân.
Đồ ăn cay nóng
Món ăn hoặc nước sốt có vị cay thường gây kích thích đối với hệ tiêu hóa và làm trầm trọng thêm tiêu chảy, đầy hơi hoặc chảy máu.
Các sản phẩm sữa
Lactose, có nhiều trong các sản phẩm sữa như sữa tươi uống, kem, bơ và pho mát, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trong quá trình viêm loét đại tràng bùng phát.
Việc loại bỏ hoặc giảm tiêu thụ lactose có thể giúp giảm tiêu chảy, đau bụng và đầy hơi.
Thịt đỏ
Đồ ăn chứa nhiều chất béo no thường cần thời gian tiêu hóa lâu hơn so với các loại thực phẩm khác.
Hệ tiêu hóa cần phải hoạt động nhiều hơn nếu bạn ăn quá nhiều chất béo, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét đại tràng.
Người viêm loét đại tràng nên ăn gì?
Ngoài việc quan tâm viêm loét đại tràng kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần biết những thực phẩm nên ưu tiên.
Cá hồi
Trong cá hồi chứa lượng lớn các acid béo omega 3, có tác dụng bảo vệ hoạt động của các cơ quan trong đó có hệ tiêu hóa, chống viêm và chống oxy hiệu quả.
Việc bổ sung cá hồi trong chế độ ăn cho người bị viêm loét đại tràng giúp ngăn ngừa phản ứng viêm và các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Tuy nhiên, cần lưu ý là người bệnh đại tràng nên ăn cá hồi đã được nấu chín, tránh ăn đồ sống.
Trứng
Trứng là một trong những thực phẩm mà người bị viêm đại tràng nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng.
Ngoài việc cung cấp protein cho cơ thể, trứng còn có chứa lượng lớn các vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng và bảo vệ cơ thể.
Sữa chua
Sữa chua có chứa lượng lớn các lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa.
Chúng có vai trò giảm viêm cải thiện khả năng tiêu hoá cũng như hệ miễn dịch. Điều này giúp giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm và tổn thương tại niêm mạc đại tràng.
Quả bơ
Bơ là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa và các axit amin cho cơ thể. Chất béo trong bơ không chỉ cung cấp nguồn năng lượng lành mạnh mà còn giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe.
Trị viêm đại tràng với thuốc đại tràng Đông y
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y và thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc Đông y cũng được ưa chuộng trong việc điều trị bệnh đại tràng.
Các phương pháp điều trị theo Đông y không chỉ chú trọng vào việc giảm triệu chứng ở người bệnh mà tập trung vào việc giải quyết nguyên nhân gây ra bệnh đồng thời bồi dưỡng cơ thể để hướng tới việc chữa lành tự nhiên.
Nguyên nhân gây bệnh đại tràng theo Đông y là bởi ăn uống không tiết chế dẫn đến tỳ vị bị hư tổn, chức năng vận hóa của đại tràng bị đình trệ dẫn đến viêm và tổn thương niêm mạc đại tràng.
Do đó khi trị bệnh các phương thuốc cổ truyền thường phối hợp các vị thuốc với mục đích bổ vào các tạng Tỳ, Vị, phục hồi chức năng đại tràng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Đông y có bài thuốc trị bệnh đại tràng hiệu quả có tác dụng hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống. Bài thuốc thường được dùng để trị viêm đại tràng, tiêu chảy,
rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Đại tràng Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Đại tràng Đông y hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bệnh đại tràng có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-dap-nhanh-viem-loet-dai-trang-kieng-an-gi-n26511.html