Nhiều người thắc mắc cắt búi trĩ giá bao nhiêu? Bởi cắt bỏ búi trĩ là phương pháp can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ trĩ được nhiều người tìm hiểu và áp dụng.
Cắt búi trĩ giá bao nhiêu là điều mà nhiều người quan tâm.
MỤC LỤC
-
Tổng quan về bệnh trĩ và các cách điều trị trĩ phổ biến
-
Phân loại bệnh trĩ
-
Phương pháp điều trị bệnh trĩ
-
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
-
Giảm đau, hỗ trợ co búi trĩ bằng thuốc Trĩ Đông y
|
Tổng quan về bệnh trĩ và các cách điều trị trĩ phổ biến
Bệnh trĩ hay lòi dom là một trong những bệnh lý phổ biến ở Việt Nam, với tỷ lệ mắc bệnh khá cao, khoảng trên 35% dân số cả nước.
Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch bên trong trực tràng hoặc bên ngoài hậu môn sưng to do sự ứ trệ tuần hoàn cấp máu cho hậu môn, gây triệu chứng đau kèm theo đi cầu ra máu.
Nguyên nhân gây bệnh thường do sự kết hợp của 2 yếu tố gồm áp lực lớn tác động liên tục lên phần tĩnh mạch nằm ở hậu môn trực tràng và sự suy yếu của tĩnh mạch.
Ở giai đoạn bệnh nhẹ, triệu chứng thường không rõ rệt, nhiều người có thể không biết mình đang bị trĩ.
Khi các búi trĩ to lên, chèn ép mô xung quanh gây đau đớn nghiêm trọng khiến bệnh nhân không để ngồi, nằm thẳng hay đi lại bình thường.
Bệnh trĩ hay lòi dom là một trong những bệnh lý phổ biến
Phân loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ bao gồm 3 loại chính: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Việc phân loại trĩ là yếu tố quan trọng để quyết định phương pháp điều trị bệnh.
Trĩ nội
Trĩ nội là các búi trĩ hình thành khi các xoang tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng phồng to do giãn quá mức.
Búi trĩ thường hình thành gần cuối trực tràng, người bệnh không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy, trừ trường hợp bị sa ra ngoài.
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:
-
Trĩ nội độ I: Búi trĩ được hình thành chỉ phình lên, không sa ra ngoài.
-
Trĩ nội độ II: Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện, sau lại đó tự tụt vào.
-
Trĩ nội độ III: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn khi đi ngoài và khó tụt vào. Phải dùng tay ấn thì búi trĩ mới vào lại được.
-
Trĩ nội độ IV: Búi trĩ sa và thường xuyên ở ngoài hậu môn. Khi ấn, búi trĩ không thụt vào lại được.
Trĩ ngoại
Trĩ ngoại được hình thành khi các xoang tĩnh mạch ở dưới đường lược phồng to, thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn.
Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là một dạng phức tạp của bệnh trĩ, được kết hợp bởi cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Búi trĩ xuất hiện cả ở trong ống hậu môn và bên ngoài rìa hậu môn. Khi búi trĩ bên trong phát triển và sa ra ngoài, sẽ liên kết với búi trĩ ngoại.
Kết quả là sự hình thành của khối trĩ lớn dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn. Đây là dạng nguy hiểm và khó điều trị.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa chủ yếu áp dụng trong các trường hợp trĩ nội chưa sa ra ngoài và trĩ ngoại giai đoạn đầu.
Các biện pháp chính bao gồm kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và dùng thuốc.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng có nhiều xơ, uống nhiều nước, xây dựng thói quen đi vệ sinh lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ…
Các loại thuốc bôi trĩ thường chứa chất bôi trơn, chất làm mềm và làm dịu da, chất gây tê và giảm đau.
Khi sử dụng thuốc giúp giảm sưng và đau rát hậu môn nhanh chóng.
Ngoài ra bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thêm các thuốc khác như thuốc làm bền thành mạch, thuốc nhuận tràng…
Can thiệp ngoại khoa cắt bỏ búi trĩ
Phẫu thuật thường được áp dụng với các trường hợp trĩ ngoại, trĩ nội giai đoạn nặng hoặc có sa búi trĩ và trĩ hỗn hợp.
Can thiệp thủ thuật nhằm mục đích can thiệp là cô lập và ngăn cản dòng máu tới nuôi búi trĩ. Thiếu máu nuôi dưỡng, các búi trĩ sẽ tự hoại tử dần và rụng xuống.
Thủ thuật cắt trĩ hiện nay phổ biến là: thắt dây chun, tiêm xơ búi trĩ, đông máu hồng ngoại và đốt laser.
Có nhiều biện pháp phẫu thuật cắt búi trĩ
Cắt búi trĩ giá bao nhiêu?
Chi phí phẫu thuật cắt búi trĩ là điều mà nhiều người thắc mắc. Việc chủ động tìm hiểu về mức giá của từng phương pháp giúp người bệnh có thể chủ động chuẩn bị kinh tế và lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng và khả năng của bản thân.
Rất khó để có thể đưa ra một con số chính xác về chi phí cắt trĩ, số tiền người bệnh phải chi trả bao gồm tiền thăm khám ban đầu và chi phí phẫu thuật. Con số dao động phụ thuộc vào tuyến bệnh viện, dịch vụ thăm khám, phương pháp phẫu thuật, mức độ, loại trĩ mắc phải và các chi phí phát sinh khác.
Bảng giá tham khảo chi phí phẫu thuật của một số phương pháp phổ biến hiện nay ở các bệnh viện tuyến I:
-
Chi phí khám trĩ: dao động khoảng 60.000 - 150.000đ
-
Phương pháp truyền thống: dao động khoảng 3.000.000đ
-
Công nghệ xâm lấn tối thiểu HCPT: dao động khoảng 7.000.000 - 10.000.000đ
-
Kỹ thuật PPH: dao động khoảng 6.000.000 - 10.000.000đ
-
Biện pháp cắt trĩ khoang vòng niêm mạc: dao động khoảng 3.500.000 - 4.000.000đ
-
Cắt trĩ bằng công nghệ Longo: dao động khoảng 5.000.000 - 7.000.000đ
Giảm đau rát, co búi trĩ bằng thuốc Trĩ Đông y
Bệnh trĩ theo Đông y thuộc vào các chứng sa giáng, thấp khí cản trở lưu thông, ứ đọng đẩy trực tràng ra ngoài gây ra bệnh.
Thuốc Đông y thường tập trung vào việc điều trị nguyên nhân và triệu chứng bệnh, đồng thời cải thiện khí huyết, phục hồi quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Vì vậy mà không chỉ giúp giảm triệu chứng, mà còn giúp ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Bài thuốc trĩ Đông y thường dùng trong các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại; dự phòng bệnh trĩ tái phát…
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/giai-dap-thac-mac-cat-bui-tri-gia-bao-nhieu-n26806.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO
Thuốc Trĩ Nhất Nhất
Giảm đau rát, bền thành mạch, cầm máu, co búi trĩ, ngăn ngừa trĩ tái phát
Thành phần:
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): 500mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
1. Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 700 mg
2. Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 700 mg
3. Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 400 mg
4. Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 400 mg
5. Thăng ma (Rhizoma Cimicifugae) 400 mg
6. Sài hồ (Radix Bupleuri chinensis) 400 mg
7. Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 400 mg
8. Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae) 200 mg
9. Sen (hạt) (Semen Nelumbinis nuciferae) 400 mg
10. Ý dĩ (Semen Coicis) 400 mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng
Giảm đau rát ở vùng hậu môn, làm bền vững thành mạch, chống chảy máu, cầm máu, co các búi trĩ, ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Chỉ định
Dùng để điều trị các trường hợp trĩ cấp tính có các biểu hiện như: chảy máu khi đại tiện, đau rát, sưng ở vùng hậu môn, búi trĩ sa ra ngoài…..; Trĩ nội độ 1, 2, 3; trĩ ngoại. Dự phòng bệnh trĩ tái phát.
Liều dùng, cách dùng:
Uống với nước ấm trước bữa ăn.
Đối với trường hợp trĩ cấp tính:
Người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Trẻ em từ 10-15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Dự phòng bệnh trĩ tái phát: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Để đạt hiệu quả tốt nên dùng mỗi tháng một đợt từ 10-15 ngày. Có thể dùng liên tục từ 30-45 ngày tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 07/2022/XNQC/YDCT ngày 19/7/2022
Thuốc Trĩ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|