Ăn quá nhiều dẫn đến đau bụng, buồn nôn là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu bị đau dạ dày sau khi ăn một chút ít thì lại là dấu hiệu bất thường, cần điều trị.
Đau dạ dày sau khi ăn một lượng nhỏ là điều bất thường
Triệu chứng kèm theo đau dạ dày sau khi ăn
Nếu chỉ tính riêng triệu chứng đau dạ dày sau khi ăn, thì rất khó nhận biết nguyên nhân và vấn đề nào gây ra tình trạng này. Bởi vậy, ngoài cơn đau, người bệnh nên để ý xem còn những triệu chứng nào khác kèm theo hay không.
Một số triệu chứng phổ biến nhất gồm:
-
Cơn đau ở vùng bụng trên
-
Nóng rát vùng bụng dưới
-
Cảm giác bỏng và đau ở vùng ngực
-
Buồn nôn, nôn
-
Đầy hơi, tức bụng
-
Ăn chút ít đã no
-
Ợ hơi
-
Ợ lên một chút chất lỏng
-
Đau bụng kèm tiêu chảy
Đau dạ dày sau khi ăn là nỗi ám ảnh của không ít người
Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày sau khi ăn
1. Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi cơ thể nhầm một loại thực phẩm nào đó với một kẻ xâm lược có hại từ bên ngoài và hệ thống miễn dịch tiết ra các kháng thể để chống lại nó. Phản ứng miễn dịch này có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm cả đau dạ dày.
Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng gồm:
-
Sữa
-
Đậu nành
-
Cá và động vật có vỏ
-
Lạc
-
Trứng
-
Lúa mì
2. Không dung nạp thực phẩm
Nhạy cảm hoặc không dung nạp thực phẩm là khi hệ tiêu hóa không thể tiêu hóa một loại thực phẩm một cách bình thường hoặc bị kích thích sau khi ăn.
3. Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là tình trạng phản ứng miễn dịch với gluten - một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Ăn các loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương cho niêm mạc của dạ dày và ruột, dẫn đến các triệu chứng đau dạ dày và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
4. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Bệnh
trào ngược dạ dày thực quản là một tình trạng tiêu hóa mạn tính, trong đó axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng niêm mạc thực quản và có thể dẫn đến tổn thương.
Trào ngược dạ dày thực quản gây đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua
5. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích là một tình trạng mạn tính phổ biến gây đau dạ dày sau khi ăn, đau thắt bụng dưới kèm theo tiêu chảy.
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng này gồm:
-
Đau dạ dày
-
Đau quặn bụng dưới
-
Đầy bụng
-
Tiêu chảy
-
Táo bón
-
Có thể tiêu chảy kèm táo bón xen kẽ.
6. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột mạn tính và nghiêm trọng. Bệnh này gây viêm ở các bộ phận khác nhau của đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau dạ dày, tiêu chảy và phân có máu, cùng với nhiều triệu chứng khác.
7. Viêm loét dạ dày
Loét dạ dày là những vết loét trên niêm mạc bên trong dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng). Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày là đau rát ở dạ dày. Cơn đau này thường trầm trọng hơn sau khi ăn nhiều gia vị cay nóng.
8. Táo bón
Táo bón xảy ra khi phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa và không thể được đào thải một cách bình thường. Táo bón mạn tính - đi tiêu ít hơn 3 lần trong 1 tuần, kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng - có thể gây đau cả vùng vụng trên và dưới, đầy hơi, khó chịu. Sau khi ăn, cơ thể đang cố gắng tiêu hóa thức ăn mới sẽ khiến các triệu chứng đau bụng, đầy bụng trầm trọng hơn.
Các giải pháp điều trị đau dạ dày sau khi ăn
Việc điều trị đau dạ dày sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bởi vậy, các phương pháp điều trị có thành công hay không phụ thuộc lớn vào việc xác định nguyên nhân gây bệnh.
Do dị ứng thực phẩm
Nếu nghi ngờ cơn đau bụng là do dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, bạn nên ghi lại từng món ăn và các triệu chứng gặp phải để xác định chính xác và loại bỏ hoàn toàn thực phẩm đó ra khỏi thực đơn ăn uống của mình.
Do không dung nạp thực phẩm
Nếu cơn đau dạ dày là do không dung nạp sữa và các sản phẩm từ sữa, bạn nên tìm loại sữa không có chứa lactose.
Do gluten trong bột mì
Do các tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa
Đau dạ dày sau khi ăn có thể được kiểm soát bằng thuốc không kê đơn
.
Một số loại thuốc phổ biến gồm:
-
Simethicone (Gas-X) giúp giảm đầy hơi khó chịu
-
Thuốc kháng axit (Alka-Seltzer, Rolaids, Tums) trung hòa axit trong dạ dày để giảm cảm giác nóng rát
-
Thuốc giảm axit (Pepcid) làm giảm sản xuất axit trong dạ dày lên đến 12 giờ
-
Beano giúp ngăn chặn khí ga, đầy hơi
-
Thuốc chống tiêu chảy (Imodium) ngăn chặn tiêu chảy và các triệu chứng liên quan
-
Lansoprazole và omeprazole (Prevacid, Prilosec) ngăn chặn sản xuất axit và giúp chữa lành thực quản khi dùng hàng ngày
-
Pepto-Bismol bao phủ lớp niêm mạc của thực quản để giảm đau rát và điều trị chứng buồn nôn và tiêu chảy
-
Diphenhydramine (Benadryl) chống lại các triệu chứng liên quan đến phản ứng miễn dịch dị ứng, giúp điều trị buồn nôn và nôn
-
Thuốc nhuận tràng và thuốc làm mềm phân giúp giảm táo bón
-
Acetaminophen (Tylenol) giảm đau mà không gây kích ứng dạ dày như aspirin, ibuprofen và naproxen
-
Thuốc dạ dày Đông y để giảm đau dạ dày, viêm loét dạ dày đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Không nên uống quá nhiều thuốc Tây điều trị đau dạ dày sau khi ăn
Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 - giải pháp hiệu quả cho người bị đau dạ dày sau khi ăn
Đau dạ dày sau khi ăn dù chỉ một lượng nhỏ không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn có nguy cơ suy nhược cơ thể do thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến nhiều hệ lụy. Để giảm tình trạng đau dạ dày mà không cần phải dùng thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, hiện nay nhiều người bệnh tin chọn thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2.
Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh dạ dày có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống trong dân gian. Nhờ tác dụng hiệp đồng này mà thuốc không chỉ giúp giảm các triệu chứng viêm đau dạ dày mà còn bổ trợ, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc dạ dày, nên sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát hiệu quả.
Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 phù hợp với người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
Sản phẩm này có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị đau dạ dày sau khi ăn có thể tham khảo sử dụng.
Vân Anh