Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Không điều trị sẽ để lại biến chứng nặng nề và tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Nhận biết sớm các biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là viêm thực quản trào ngược. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với viêm loét dạ dày tá tràng hay viêm thanh quản bởi có những triệu chứng tương tự nhau.
-
Cảm giác nóng rát sau xương ức giữa ngực: Thường xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước, hoặc lúc nằm ngửa. Cảm giác đau nóng rát khu trú ở bụng trên...
-
Ợ chua, buồn nôn, nôn, khó nuốt: cũng là triệu chứng đặc trưng của trào ngược dạ dày thực quản.
-
Các biểu hiện về tai mũi họng: Cảm giác nuốt nghẹn như có dị vật hoặc vướng sau xương ức hay sau yết hầu; viêm họng hay tái phát; khản tiếng, sáng dậy khản đặc rồi hết nhanh... Khó thở ban đêm do hít phải dịch vị acid vào phế quản ít gặp, nhưng nặng. Có khi có cơn như hen suyễn.
-
Đau ngực: Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân thường gặp của đau ngực không do bệnh tim. Đau thường sau bữa ăn hoặc ban đêm; đau kéo dài nhiều giờ, sau xương ức, không lan sang bên. Khởi phát đau có liên quan tới một đợt trào ngược dịch vị acid.
Biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh gây nhiều biến chứng trên hệ tiêu hóa và hô hấp.
Viêm đường hô hấp:
Chỉ một lượng nhỏ dịch vị, acid trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi. Triệu chứng thường gặp là ho kéo dài. Người bệnh bị ho, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường.
Một số trường hợp còn bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. Đây là hậu quả của tình trạng dịch acid ở dạ dày trào vào vùng hầu họng. Gần đây, các nhà khoa học cũng chỉ ra mối liên quan giữa trào ngược dạ dày thực quản với hen suyễn.
Loét, hẹp thực quản:
Một biến chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản là viêm thực quản rồi dẫn đến loét, hẹp thực quản. Dịch vị dạ dày trào lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm. Do vậy, trào ngược dạ dày thực quản còn có tên khác là viêm thực quản trào ngược.
Biến chứng có thể khiến người bệnh khó nuốt, nuốt đau, đau ngực, đặc biệt đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, xơ hóa do viêm có thể làm co rút thực quản.
>> Xem thêm Để viêm loét dạ dày không còn là nỗi lo
Barrett thực quản:
Thực quản bị viêm với nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Biến chứng nặng nề nhất là Barrett thực quản. Đây là tình trạng các tế bào lót ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc, do sự tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày.
Số người bị trào ngược dạ dày thực quản biến chứng thành Barrett thực quản không nhiều, tuy nhiên đây lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản.
Ung thư thực quản:
Trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến Barrett thực quản và gây ung thư thực quản là biến chứng hiếm gặp, nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.
Ung thư thực quản thường gặp ở người trên 50 tuổi, kèm với các triệu chứng như nuốt nghẹn, nôn, đau sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, hội chứng nhiễm trùng nổi bật. Đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả hai bên.
Sau một thời gian mắc bệnh thì toàn thân gầy sút, trong vòng 1 tháng có thể sút hơn 5kg do nuốt nghẹn, suy dinh dưỡng.
Vết loét thực quản lâu ngày có nguy cơ biến chứng thành ung thư thực quản
Phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do trào ngược dạ dày thực quản
Sớm phát hiện và điều trị bệnh:
Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm mà trào ngược dạ dày thực quản gây ra, điều đầu tiên và quan trọng nhất là bệnh nhân cần sớm phát hiện và điều trị bệnh triệt để.
Có chế độ ăn uống phù hợp:
Hạn chế những món ăn, đồ uống có chứa chất kích thích khiến dạ dày tiết nhiều acid như rượu bia, cà phê, nước uống có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ, socola, gia vị cay nóng như tỏi, ớt… Đồ uống có độ pH thấp như rượu vang đỏ có thể làm tăng triệu chứng, vì vậy cũng cần hạn chế.
Bỏ thuốc lá:
Hút thuốc lá sẽ làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản tăng nặng, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Không vận động hoặc đi ngủ sau khi ăn:
Vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn no dễ gây trào ngược. Bệnh nhân chỉ nên vận động hoặc đi ngủ sau khi ăn từ 30 phút đến 1 tiếng.
Kê cao đầu khi ngủ:
Người bệnh nên dùng gối kê cao đầu hoặc nâng cao đầu giường lên, không nằm thấp hơn chân hoặc bụng khiến thân bị dốc về phía đầu.
Tránh mặc áo ngực quá chật:
Bởi áo chật sẽ tạo áp lực lên xoang bụng.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Đông Y thế hệ 2
Theo Y học hiện đại sau khi chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, điều trị bệnh sẽ gồm nhiều thuốc phối hợp tương tự như viêm loét dạ dày như: Thuốc kháng acid dạ dày, thuốc trung hòa acid, thuốc giãn cơ – giảm đau, kháng sinh (nếu cần thiết), thuốc chống viêm. Các nhóm thuốc này giảm triệu chứng nhanh nhưng thường có tác dụng phụ và có nguy cơ bị kháng thuốc (với thuốc kháng sinh). Ngày nay các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng để điều trị dứt điểm bệnh nên kết hợp cả Đông y và Tây y, để tạo sự cân bằng tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân, trong đó thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 là giải pháp mới điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tái phát bệnh.
Thuốc Đông y thế hệ 2 được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc bí truyền, kết hợp với dạng bào chế hiện đại tại nhà máy dược đạt chuẩn GMP-WHO, được kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào đến quá trình bảo quản, lưu kho. Thuốc có công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm thực quản do trào ngược, loét do dư acid dạ dày, đầy bụng, khó tiêu, giảm nhanh cơn đau dạ dày…
Ngô Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN