Ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu không chỉ gây mệt mỏi mà còn khiến bà bầu lo lắng, sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Làm sao để giảm ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu?
Ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu gây mệt mỏi, lo lắng
Nguyên nhân ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu
Theo các chuyên gia, ngạt mũi khi mang thai là vấn đề khá phổ biến, nhất là trong 3 tháng đầu khi cơ thể người mẹ chưa quen với sự thay đổi nội tiết tố, cộng với hệ miễn dịch suy giảm dễ bị nhiễm virus từ bên ngoài môi trường.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu được xác định là:
Nồng độ hormone estrogen tăng
Hormone estrogen tăng cao trong thai kỳ gây tác động kích thích phù nề niêm mạc mũi dẫn tới nghẹt mũi. Ngoài ra, hormone này còn làm tăng các thụ thể histamin trong tế bào, khiến các mạch máu nhỏ tăng tiết dịch nhầy, sung huyết và phì đại cuốn mũi. Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị ngạt mũi, sưng mũi.
Tăng lưu lượng máu
Khi mang thai, lượng máu của bà bầu tăng lên để thích ứng với sự thay đổi trọng lượng cơ thể và giúp thai nhi tạo ra lượng máu của riêng mình. Chính sự tăng lưu lượng máu này khiến mạch máu nhỏ ở trong màng mũi sưng phù lên làm thu hẹp đường thở khiến bà bầu bị ngạt mũi.
Dị ứng
Khi mang thai, cơ thể có thể nhạy cảm hơn với một số tác nhân trong môi trường hay chất hóa học gây khó chịu, dị ứng. Phản ứng dị ứng thường là ngứa mũi,
hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, thậm chí ngứa cả mắt, tai và họng.
Ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu có thể do dị ứng
Cảm lạnh, cúm
Theo ThS.BSCKII Nguyễn Công Định – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khi mang bầu, hệ miễn dịch ở các thai phụ thường bị suy giảm nên dễ bị virus tấn công gây cảm lạnh, cúm.
Nếu bị cảm lạnh, cảm cúm, ngoài triệu chứng ngạt mũi, bà bầu còn có một số biểu hiện khác như hắt hơi, ho, đau họng, sốt, mệt mỏi.
Viêm xoang
Ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu do viêm xoang cũng là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch suy giảm, virus, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng tấn công niêm mạc mũi xoang, khiến niêm mạc mũi xoang tổn thương, làm tăng tiết dịch nhầy, ứ đọng gây ngạt mũi, chảy nước mũi vàng xanh, đau nhức xoang mũi, thậm chí sốt cao…
>> Xem thêm Nghẹt mũi một bên luân phiên là bệnh gì?
Ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Sức khỏe của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến thai nhi trong bụng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu người mẹ bị ngạt mũi kèm sốt cao do cảm cúm trong 3 tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ cao trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai.
Mẹ bầu bị ngạt mũi, hắt hơi thường xuyên cũng ảnh hưởng đến vùng bụng, làm tăng nguy cơ động thai.
Ngạt mũi kéo dài kèm theo các triệu chứng khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, cuộc sống của người mẹ, gây lo lắng, phiền não từ đó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi trong bụng.
Bà bầu bị ngạt mũi kèm theo sốt nên tìm cách điều trị ngay
Cách chữa ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu không dùng thuốc
Bà bầu không nên tự ý dùng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng đầu – giai đoạn thai nhi đang hình thành và phát triển.
Trong trường hợp ngạt mũi nặng, kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như chảy nước mũi đặc, màu vàng xanh, sốt, mệt mỏi… thì cần phải đi khám để được bác sĩ điều trị phù hợp.
Trong trường hợp ngạt mũi kèm theo hắt hơi, không có các triệu chứng khó chịu khác thì có thể áp dụng các biện pháp sau:
Uống trà gừng
Gừng có tác dụng chống viêm, làm ấm nên bà bầu bị cảm lạnh, cúm có thể uống trà gừng mật ong để giảm viêm, làm dịu cổ họng đau rát. Trà ấm cũng giúp làm ấm cơ thể, làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp giảm ngạt mũi. Tuy vậy, bà bầu không nên dùng nhiều gừng, có thể thay trà gừng bằng trà chanh mật ong, trà hoa cúc.
Uống trà gừng giúp chống viêm, giảm ngạt mũi khi mang thai
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, cải thiện tình trạng ngạt mũi.
Kê cao đầu khi ngủ
Ngạt mũi có thể gây khó thở, khó ngủ nên mẹ bầu sẽ càng mệt mỏi hơn. Để giảm ngạt mũi, mẹ bầu nên kê cao đầu đảm bảo mũi cao hơn tim sẽ ngủ ngon hơn do trọng lực mũi trút hết dịch nhầy nên sẽ đỡ bị ngạt.
Cân bằng độ ẩm
Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối
Nước muối có tính kháng khuẩn, chống viêm giúp làm sạch mũi, giảm viêm mũi hiệu quả. Để trị ngạt mũi, mẹ bầu có thể rửa mũi bằng bình rửa mũi chuyên dụng và nước muối sinh lý. Nếu sợ rửa mũi gây áp lực mũi, đau mũi và đau tai, bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng, như Dung dịch vệ sinh mũi Zenko.
Dung dịch vệ sinh mũi Zenko có chứa muối, nước khoáng chứa nhiều khoáng chất với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, thêm tinh dầu hương chanh tự nhiên (với sản phẩm Zenko dành cho người lớn) và tinh dầu hương cam tự nhiên (với sản phẩm Zenko dành cho trẻ em).
Dung dịch vệ sinh mũi Zenko giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải bụi bẩn, tác nhân gây bệnh, dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi,
viêm đường hô hấp trên. Zenko làm săn se niêm mạc mũi, giúp mũi thông thoáng hơn.
Bà bầu bị ngạt mũi khi mang thai 3 tháng đầu hoặc trong suốt thai kỳ có thể dùng Dung dịch vệ sinh mũi Zenko thường xuyên để hỗ trợ giảm ngạt mũi mà không sợ tác dụng phụ.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO
• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|