Xơ gan là giai đoạn cuối của quá trình bệnh lý mạn tính ở gan. Duy trì dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng để bệnh nhân xơ gan phục hồi sức khỏe và phòng biến chứng
Học cách xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân xơ gan
Bệnh xơ gan nguy hiểm như thế nào?
Trong giai đoạn đầu, xơ gan có thể không có triệu chứng gì rõ ràng. Người bệnh chỉ cảm thấy yếu, dễ mệt, chuột rút cơ và sụt cân. Trong
xơ gan tiến triển, người bệnh thường chán ăn kèm theo buồn nôn, nôn, đau bụng, vàng da, ngứa da, lòng bàn tay đỏ… Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể sờ thấy gan to và rắn, sụt cân, vã mồ hôi, cổ trướng, tràn dịch màng phổi. Xơ gan có thể gây biến chứng bệnh não do gan khiến bệnh nhân run, nói khó, hoang tưởng, lơ mơ, thậm chí hôn mê. Bệnh nhân xơ gan cũng có thể bị giãn vỡ tĩnh mạch thực quản nguy hiểm đến tính mạng.
Việc điều trị xơ gan phụ thuộc vào tình trạng tổn thương gan, để làm chậm quá trình xơ hóa tại gan, giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Bởi vậy, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh, bệnh nhân cũng cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí để phục hồi chức năng gan.
Lưu ý chế độ ăn uống cho người bệnh xơ gan
Tránh tuyệt đối bia rượu: Trong nhiều trường hợp, cồn là nguyên nhân chính gây
viêm gan, xơ gan. Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ biến chứng xơ gan như giãn tĩnh mạch thực quản, nôn ra máu. Bởi vậy, bệnh nhân xơ gan cần tránh bia rượu bằng mọi cách.
Bệnh nhân xơ gan cần tránh tuyệt đối bia rượu
Hạn chế chất béo: Chế độ ăn giàu chất béo hoàn toàn không tốt cho gan, bởi sẽ góp phần gây ra bệnh gan nhiễm mỡ - một nguyên nhân khác gây xơ gan. Người bệnh nên hạn chế mỡ động vật, thay bằng bơ hoặc dầu thực vật.
Hạn chế thực phẩm nhiều đường: Đường và các chất tạo ngọt nhân tạo đều gây ảnh hưởng xấu đến gan.
Hạn chế muối: Muối giữ nước, có thể gây sưng phù, khiến tình trạng bệnh xơ gan thêm trầm trọng. Bệnh nhân nên ăn nhạt, hạn chế nêm thêm muối khi nấu ăn, cắt giảm thực phẩm chế biến sẵn, đọc kỹ nhãn thực phẩm để lựa chọn loại chứa ít natri…
Hạn chế đồ uống có chứa cafein: Các loại đồ uống có chứa cafein làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gan sẵn có. Bởi vậy, để ngăn ngừa suy giảm
chức năng gan, bệnh nhân xơ gan nên tránh uống cà phê, trà và các thực phẩm khác có chứa cafein.
Chú ý khi lựa chọn protein: Nhu cầu protein của bệnh nhân xơ gan cũng giống như những người khác. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50kg cần khoảng 50g protein. Tuy vậy, bệnh nhân xơ gan nên lưu ý chọn protein từ thực vật bởi protein từ động vật (như các loại thịt) thường gây khó khăn cho chuyển hóa của gan. Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn vì lúc này nếu vẫn bổ sung chất đạm cho người bệnh thì sẽ gây nguy hiểm.
Bệnh nhân xơ gan nên lựa chọn protein từ thực vật, thay vì protein từ động vật
Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ: Bổ sung các loại vitamin như vitamin A, C, D, E, B1, B6, B9, B12 và nhiều loại khoáng chất khác không chỉ giúp cải thiện sức khỏe nói chung mà còn giúp hỗ trợ phục hồi chức năng gan. Chất xơ giúp ích cho hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng giải độc. Do vậy, những thực phẩm giàu chất xơ cũng cần có trong chế độ ăn uống của bệnh nhân xơ gan.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày: Người bị xơ gan thường chán ăn, không muốn ăn kèm buồn nôn hoặc nôn dẫn đến giảm cân. Do vậy, bệnh nhân nên ăn các bữa nhỏ hơn và ăn thường xuyên hơn, để giúp bổ sung dưỡng chất, tránh bị suy kiệt.
Dùng thuốc Đông y bổ gan, giải độc, tái tạo gan
Bệnh lý gan mạn tính là kẻ giết người âm thầm, người bệnh cần chủ động bảo vệ gan để tránh bệnh tiến triển thành xơ gan. Men gan là chỉ số phản ánh sức khỏe của lá gan, đối với các bệnh nhân viêm gan mạn tính cần theo dõi định kỳ men gan 6 tháng/lần. Duy trì men gan trong ngưỡng cho phép là điều kiện rất quan trọng để duy trì sức khỏe ổn định lâu dài ở bệnh nhân gan mạn tính.
Để điều trị bệnh gan đồng thời giúp bảo vệ và tái tạo chức năng gan, bệnh nhân nên dùng thuốc Đông y. Khác với thuốc Tây chỉ điều trị triệu chứng, thế mạnh của thuốc Đông y là tác dụng lâu dài, tác động đến cả nguyên nhân gây bệnh, giúp bệnh ít hoặc không tái phát. Tuy nhiên, thuốc Đông y thường có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì dùng cho hết đợt, ngay cả khi triệu chứng đã hết.
Từ bài thuốc trị viêm gan bí truyền trong dân gian, Công ty Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, cho ra đời thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội. Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Đông y thế hệ 2 với Silymarin (thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh gan) đã được Bộ Y tế phê duyệt và nghiệm thu, cho kết quả giảm các enzymes gan (ALT, AST, GGT) tương đương với Silymarin sau 4 tuần điều trị trên các bệnh nhân tăng men gan do viêm gan B, C, bệnh gan do rượu, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do thuốc, nhiễm độc…
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
THUỐC ĐÔNG Y THẾ HỆ 2
|
Thành phần (cho một viên nén bao phim): 462mg cao khô tương đương: Bạch thược (Radix Paeoniae lactiflorae) 420mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 420mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 420mg, Diệp hạ châu (Herba Phyllanthi urinariae) 840mg, Đảng sâm (Radix Codonopsis pilosulae) 420mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 420mg, Nhân trần (Herba Adenosmatis caerulei) 840mg, Phục linh (Poria) 420mg, Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne) 420mg.Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.
Chỉ định: Viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tĩnh với các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan. Bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.
Cách dùng:
Uống thuốc tốt nhất vào lúc đói.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên.
- Trẻ em từ 8 -12 tuổi: Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 86/2017/XNQC-QLD
Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/tonka.html
|