Ho khan ngứa họng có thể gây khó chịu, mất ngủ, ảnh hưởng đến giao tiếp và làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí tình trạng ho khan ngứa họng.
Tìm hiểu cách xử trí tình trạng ho khan ngứa họng
MỤC LỤC:
-
Ho khan ngứa họng là gì?
-
Ho khan ngứa họng là dấu hiệu bệnh gì?
-
Cách khắc phục ho khan ngứa họng như thế nào cho hiệu quả?
|
Ho khan ngứa họng là gì?
Ngứa họng ho khan là tình trạng cổ họng bị kích thích gây ra cảm giác ngứa và khó chịu, kèm theo đó là triệu chứng ho. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ, thường xảy ra vào ban đêm.
Điều này làm gián đoạn giấc ngủ, lâu dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh.
Ho khan ngứa họng là dấu hiệu bệnh gì?
Ngứa họng ho khan có thể xảy ra khi bạn mắc phải các bệnh lý sau:
Cảm lạnh, cảm cúm
Bị cảm lạnh, cảm cúm do virus, vi khuẩn có thể tác động đến niêm mạc mũi, họng gây ho khan, ngứa họng vào buổi đêm hoặc trong giấc ngủ. Tình trạng này đi kèm với
các triệu chứng khác như đau nhức cơ thể, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ,...
Ngứa họng ho khan có thể do cảm lạnh, cảm cúm
Viêm amidan
Các cơn ngứa họng ho khan xảy ra còn có thể là biểu hiện cho tình trạng viêm amidan mà người bệnh đang gặp phải. Theo đó, tình trạng sưng đỏ và tiết dịch sẽ xuất hiện ở amidan hai bên cổ họng khi bị nhiễm trùng.
Điều này gây nên các cơn ho có đờm, ho khan, ngứa cổ họng cùng với nóng sốt về chiều, chán ăn, nuốt vướng,...
Viêm mũi dị ứng
Bên cạnh đó, ho khan ngứa họng còn là
dấu hiệu cho tình trạng viêm mũi dị ứng. Đây cũng là một nguyên nhân hay gặp làm xuất hiện tình trạng này. Viêm mũi dị ứng ngoài biểu hiện ở việc gây ho khan và ngứa họng, còn kèm theo nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,...
Viêm phổi, viêm phế quản
Người bệnh bị ngứa họng ho khan còn có thể đang mắc phải bệnh viêm phổi, viêm phế quản. Khi đó, họ không chỉ bị ho khan kèm ngứa họng mà còn bị ho có đờm, sốt, khó thở hoặc thở khò khè.
Hen suyễn
Bệnh hen suyễn sẽ làm dẫn đến tình trạng niêm mạc ống phế quản sưng phù nề, làm xuất hiện các cơn ho khan, ngứa cổ họng và gây khó thở cho người bệnh. Khi đó, các cơn ho thường xuất hiện về đêm, tác động đến chất lượng giấc ngủ của người mắc bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản
Ngứa họng ho khan xảy ra còn có thể do trào ngược dạ dày thực quản, acid dịch vị gây tổn thường niêm mạc họng. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ngứa cổ họng, ho khan, ho có đờm, cảm thấy khó nuốt, viêm thanh quản,...
Ngứa họng ho khan cũng có thể do trào ngược dạ dày thực quản
Cách khắc phục ho khan ngứa họng như thế nào cho hiệu quả?
Khi gặp phải tình trạng ngứa họng ho khan, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để khắc phục.
-
Điều chỉnh tư thế và thói quen khi ngủ: Chú ý tránh nằm ngửa, thay vào đó nên nằm nghiêng khi ngủ đồng thời kê gối cao hơn đầu.
-
Bổ sung đều đặn lượng nước cho cơ thể trong ngày, uống nhiều nước ấm, uống nước hoa quả,...
-
Uống nước ấm hỗn hợp chanh, mật ong hoặc gừng hàng ngày
-
Dùng nước muối ấm để súc miệng
-
Đảm bảo vệ sinh răng miệng và vùng họng đúng cách
-
Bảo vệ vùng họng như giữ ấm vùng cổ khi trời lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn, không uống nước đá lạnh, ăn đồ lạnh,...
-
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
-
Tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch khỏe mạnh.
-
Dùng dung dịch xịt họng từ thảo dược có tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Trường hợp ngứa họng ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi kèm theo các triệu chứng khác như sốt cao, phát ban, đau họng, thở khò khè, thở rít, khó thở, mệt mỏi, suy nhược.... thì bạn nên đến các cơ sở Y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/ho-khan-ngua-hong-la-dau-hieu-benh-gi-n28727.html