Khàn tiếng, mất tiếng gây ảnh hưởng lớn đến giao tiếp hàng ngày và công việc. Tìm hiểu khàn tiếng uống gì giúp giảm nhanh chóng tình trạng này mà không cần dùng thuốc.
Khàn tiếng uống gì là thắc mắc của nhiều người
Khàn tiếng là như thế nào?
Khàn tiếng hay khản tiếng là tình trạng giọng nói bị khàn, thều thào, âm thanh phát ra không được trong sáng, mượt mà.
Khàn tiếng xảy ra do những bất thường ở dây thanh – là cặp dây nằm trong thanh quản. Khi chúng ta nói, luồng hơi từ phổi đẩy lên làm rung dây thanh, rồi phát ra tiếng. Khi dây thanh bị ảnh hưởng, tình trạng khàn tiếng sẽ xuất hiện, có thể kèm theo ngứa họng, thậm chí đau họng.
>> Xem thêm Khản giọng mất tiếng sau khi ngủ dậy là dấu hiệu bệnh gì?
Nguyên nhân gây khàn tiếng
Đa số các trường hợp khàn tiếng là do bệnh viêm thanh quản gây ra. Viêm thanh quản được chia thành viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mạn tính.
Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm thanh quản dưới 3 tuần. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm virus, vi khuẩn, dị ứng, khói thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản, ô nhiễm môi trường, nói to, la hét…
Nếu bệnh viêm thanh quản cấp tính không được điều trị triệt để, có thể tiến triển thành
viêm thanh quản mạn tính. Ngoài ra, khàn tiếng kéo dài mãi không khỏi còn là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như suy giáp, polyp dây thanh, động mạch chủ ngực bị phồng, ung thư hầu họng, tuyến giáp, ung thư phổi…
Viêm thanh quản là nguyên nhân chính dẫn đến khàn tiếng, khản tiếng
Bị khàn tiếng nên uống gì?
Việc điều trị
khàn tiếng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Điều trị tốt nguyên nhân thì tình trạng khản tiếng sẽ giảm hẳn hoặc không còn. Trong quá trình điều trị căn nguyên, người bệnh có thể tìm hiểu một số loại thuốc hoặc các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ điều trị để giảm triệu chứng khàn tiếng.
1. Uống thuốc Tây
Nếu khàn tiếng là do nhiễm vi khuẩn thì cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc giảm viêm, chống phù nề cũng thường được sử dụng để giảm tình trạng viêm nhiễm và phù nề dây thanh quản.
Tuy nhiên, cần thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân mới nên dùng thuốc, để tránh những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Uống nước ấm
Người bị khàn tiếng cũng thường bị ngứa họng, đau họng nên việc uống nhiều nước để giữ cho cổ họng luôn ẩm là việc quan trọng. Nên ưu tiên uống nước ấm để làm dịu cổ họng.
3. Nước chanh mật ong
Chanh chứa nhiều vitamin C kết hợp với mật ong có tính kháng khuẩn cao, giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm và làm dịu niêm mạc cổ họng, giảm tình trạng khàn tiếng.
Chanh, mật ong và gừng là 3 nguyên liệu tự nhiên giúp giảm khàn tiếng hiệu quả
4. Uống trà gừng
Gừng có tác dụng chống viêm, làm ấm cơ thể, kích thích lưu thông máu và giúp phục hồi thanh quản.
Bạn có thể uống trà gừng túi lọc hoặc thái vài lát gừng tươi rồi hãm với nước sôi đến khi nước chuyển sang màu vàng nhạt thì uống.
5. Uống nước giá đỗ
Giá đỗ là một trong những lời giải tốt nhất cho câu hỏi khản tiếng uống gì. Bởi giá đỗ có chứa nhiều sắt, vitamin B, C, có tác dụng giải độc, giảm tình trạng kích ứng niêm mạc thanh quản.
Nên tự ủ giá đỗ tại nhà hoặc mua giá đỗ tại địa chỉ uy tín để tránh dùng phải giá đỗ có chất kích thích. Rửa sạch một nắm giá đỗ, giã nát rồi lọc lấy nước cốt. Có thể ngậm nước giá đỗ từ từ trong miệng rồi nuốt.
>> Xem thêm Chữa khản tiếng bằng giá đỗ thực sự hiệu quả?
6. Uống nước lá hẹ mật ong
Lá hẹ có chứa chất kháng sinh tự nhiên giúp ức chế một số vi khuẩn hiệu quả. Lá hẹ cũng được dùng trong nhiều bài thuốc chữa viêm họng, đau họng và khản tiếng.
Cắt nhỏ lá hẹ rồi hấp cách thủy với mật ong khoảng 15-20 phút. Có thể cho thêm chút đường phèn khi hấp. Sau đó, chắt lấy nước lá hẹ mật ong rồi uống khi còn ấm.
Hấp cách thủy lá hẹ, mật ong và đường phèn là bài thuốc chữa khàn tiếng
7. Uống nước chanh tươi và muối
Muối có tính sát khuẩn, giúp diệt các mầm bệnh ở vùng hầu họng. Chanh giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Vắt chanh tươi vào cốc nước, cho thêm vài hạt muối, khuấy đều rồi uống cũng là cách giúp giảm khản tiếng, giúp giọng nói trong sáng hơn.
Ngoài việc uống nước chanh và muối, có thể rắc muối lên một lát chanh mỏng rồi ngậm trong miệng. Ngậm chanh trong vài phút rồi nuốt nước từ từ xuống cổ họng.
8. Uống nước lê và vỏ quýt
Theo Đông y, lê có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm sinh tân dịch, tiêu đờm, giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Vỏ quýt cũng là một dược liệu trong Đông y, thường được dùng trong các bài thuốc chữa viêm họng khản tiếng.
Để làm nước lê và vỏ quýt, cần chưng cách thủy một quả lê và một nhúm vỏ quýt để lấy nước. Uống nước này 3 lần một ngày.
Trên đây là một số thông tin bị khàn tiếng nên uống gì, bạn có thể tham khảo để áp dụng. Ngoài việc uống một số loại nước này, có một cách đơn giản và hiệu quả mà người bị khản tiếng có thể áp dụng là dùng sản phẩm xịt họng chiết xuất từ thảo dược giúp làm giảm nhanh ngứa họng, đau họng, khản tiếng. Tiêu biểu trong số đó là dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.
Xịt họng giúp giảm khàn tiếng, giảm viêm thanh quản
Xịt Họng thảo dược – hỗ trợ giảm viêm họng, thanh quản, khản tiếng
Xịt Họng thảo dược có thành phần là các thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, bổ sung thêm natri benzoate, tinh dầu bạc hà (với sản phẩm dành cho người lớn), tinh dầu cam (với sản phẩm dành cho trẻ nhỏ).
Do được thiết kế dạng vòi xịt dài giúp đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng, sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cần xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt để tăng hiệu quả.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị khản tiếng, viêm thanh quản có thể tham khảo sử dụng.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/hoi-nhanh-dap-gon-khan-tieng-uong-gi-het-nhanh-n18170.html
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Nếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút
Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác
Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 20ml.
Bảo quản:
Nơi khô (dưới 30°C), tránh ánh sáng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Sản xuất tại:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
|