Tiêu chảy đau bụng là triệu chứng điển hình của nhiều vấn đề tại đường tiêu hóa. Nhận biết đúng những vấn đề này để có biện pháp xử lý hiệu quả và an toàn.
Tiêu chảy đau bụng là dấu hiệu của các vấn đề về tiêu hóa
Tiêu chảy đau bụng là gì?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng và là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Tiêu chảy không đau bụng hoặc có gây đau tùy thuộc vào từng nhóm nguyên nhân.
Nếu tiêu chảy không đau bụng có thể là do chế độ ăn uống thiếu khoa học (ăn quá no, ăn quá đồ ăn nhiều dầu mỡ…).
Nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy đau bụng
Ngộ độc thực phẩm
Nếu bạn gặp cơn tiêu chảy đau bụng đột ngột thì nguy cơ phổ biến nhất có thể do ngộ độc thực phẩm.
Khi bị ngộ độc thực phẩm các triệu chứng điển hình là:
-
Tiêu chảy đi ngoài phân lỏng, nát hoặc phân sống. Phân có thể lẫn chất nhầy hoặc máu.
-
Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tần suất đi ngoài > 4 lần/ngày.
-
Đau bụng quặn từng cơn, có thể dữ dội và đỡ hơn sau mỗi lần đi ngoài.
-
Buồn nôn và nôn.
-
Sốt nhẹ hoặc không sốt tùy thể trạng từng người.
Tiêu chảy đau bụng do ngộ độc thực phẩm thường kèm theo nôn
Do dùng thuốc
Đau bụng tiêu chảy cũng là tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng một số loại thuốc. Đau bụng thường âm ỉ kèm đi ngoài phân lỏng có thể gặp khi bạn dùng:
-
Thuốc kháng sinh.
-
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs).
-
Thuốc kháng axit chứa magie trong điều trị bệnh lý dạ dày.
-
Lạm dụng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón.
-
Thuốc điều trị tiểu đường (điển hình như Metfomin).
-
Thuốc hóa trị liệu trong điều trị ung bướu.
Do bệnh lý viêm dạ dày ruột
Bệnh viêm dạ dày ruột gây ra bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phổ biến như E.coli, trực khuẩn than, lỵ amip, Salmonella và Shigella.
Với mỗi nguyên nhân khác nhau, tính chất đau bụng và đi ngoài cũng khác nhưng đều gây nguy hiểm tới sức khỏe. Nếu bạn bị đau bụng quặn thắt, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày kể cả sau khi dùng thuốc cầm tiêu chảy, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp.
>> Xem thêm Cảnh báo 3 bệnh lý nguy hiểm có thể gây tiêu chảy ra nước
Do các bệnh lý khác ở đường ruột
Một số bệnh đường ruột phổ biến như hội chứng ruột kích thích (IBS), viêm loét đại tràng, bệnh Crohn… cũng đều gây tiêu chảy kèm đau bụng.
Ngoài ra, uống nhiều bia rượu, thường xuyên căng thẳng lo lắng cũng là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy đau bụng.
Viêm ruột do vi khuẩn, ký sinh trùng, virus thường gây tiêu chảy đau bụng
Tiêu chảy đau bụng kéo dài gây hậu quả gì?
-
Suy kiệt, cô đặc máu vì mất nước, mất cân bằng điện giải. Dấu hiệu mất nước, mất cân bằng điện giải gồm da khô nhăn nheo, môi khô, mặt hốc hác, huyết áp giảm, đứng không vững. Nhiều trường hợp máu bị cô đặc nguy hiểm đến tính mạng.
-
Suy dinh dưỡng, sụt cân: Tiêu chảy đau bụng kéo dài gây chán ăn, giảm hấp thu dinh dưỡng tại ruột non. Nếu không bổ sung dinh dưỡng kịp thời, cơ thể sụt cân nhanh chóng, sức khỏe giảm sút, mất sức.
-
Suy giảm chức năng của các bộ phận, đặc biệt não bộ: Thiếu máu, mất nước, mất cân bằng điện giải ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Quá trình hấp thụ dinh dưỡng không đảm bảo do rối loạn chức năng ruột kèm loạn khuẩn gây thiếu glucose và dinh dưỡng cho hoạt động của não bộ.
Nên làm gì khi bị tiêu chảy đau bụng?
Để cải thiện tình trạng tiêu chảy đau bụng cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó điều trị triệu chứng và chế độ chăm sóc cũng rất quan trọng để giúp người bệnh dễ chịu và phục hồi tốt hơn.
1. Lưu ý chế độ ăn uống
Nếu tiêu chảy nhưng không đau bụng thường là do chế độ ăn uống gây ra. Điều chỉnh chế độ ăn uống sẽ giúp giảm tình trạng tiêu chảy. Nếu tiêu chảy do các nguyên nhân khác, thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng sẽ giúp bệnh nhân hồi phục tốt hơn.
Nên bổ sung các món ăn dễ nuốt và giàu dinh dưỡng như:
-
Cháo loãng: Nên dùng cháo trắng hoặc cháo thịt nạc, không dùng cháo hải sản do tính tanh, lạnh có thể khiến tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
-
Hoa quả: Nên ăn hoa quả nhiều vitamin và khoáng chất như cam, bưởi, nho, chuối. Nếu bệnh nhân khó nuốt có thể xay sinh tố.
-
Bổ sung nước điện giải: Uống nhiều nước đặc biệt nước điện giải (oresol) để bù phần nước và chất điện giải bị mất do tiêu chảy.
2. Thuốc cầm tiêu chảy
Cần phải xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy mới được dùng thuốc. Nếu bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm thì không uống thuốc cầm tiêu chảy để tránh nguy cơ giữ lại chất độc trong cơ thể. Nếu bị tiêu chảy do các nguyên nhân khác dẫn đến mất nước thì có thể sử dụng thuốc hạn chế đi tiêu lỏng, ví dụ như Berberin.
3. Bổ sung men vi sinh
Rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột thường dẫn đến tiêu chảy. Tiêu chảy cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến loạn khuẩn, tạo nên một vòng luẩn quẩn.
Do đó, bổ sung men vi sinh có chứa các lợi khuẩn tương tự như lợi khuẩn đường ruột sẽ giúp tái lập hệ vi sinh đường ruột, giảm rối loạn tiêu hóa.
Men vi sinh – hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa
Bổ sung men vi sinh có chứa các vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Lựa chọn men vi sinh tốt cho đường ruột cần lưu ý:
-
Chọn men vi sinh có chứa lợi khuẩn Bacillus clausii. Đây là một trong những chủng vi khuẩn phổ biến và có vai trò quan trọng trong sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột.
-
Sử dụng men vi sinh dạng bào tử lợi khuẩn. Bào tử là dạng ngủ đông của lợi khuẩn, có khả năng chống chịu pH axit dạ dày và nhiệt độ cao (> 80 độ) do đó dễ bảo quản và đảm bảo lợi khuẩn sống sót đi qua đường tiêu hóa xuống ruột non.
-
Lựa chọn men vi sinh được sản xuất và phân phối bởi các công ty dược uy tín, để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
Men vi sinh có dạng bột và dạng viên nang cứng, phù hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ.
Men vi sinh có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị tiêu chảy đau bụng do rối loạn tiêu hóa có thể tham khảo sử dụng.
DS. Trần Bích
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Men vi sinh
BIO VIGOR®
- Bổ sung lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,...
Thành phần:
Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) 100 triệu bào tử Bacillus clausii/g
Dạng viên nang cứng: Bacillus clausii (dạng bào tử) 3×108 CFU, phụ liệu: Chất độn: Maltodextrin; Chất làm trơn chảy: Silicon dioxide; Chất làm bóng: Magnesi stearate; Vỏ nang HPMC số 2.
Công dụng:
• Bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế vi khuẩn có hại, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột
• Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Đối tượng sử dụng:
• Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
• Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày.
• Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính).
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 2126/2020/XNQC-ATTP
|