Viêm loét dạ dày gây đau bụng, buồn nôn… do niêm mạc dạ dày bị viêm. Biết được viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì sẽ giúp phần nào giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì để giúp hạn chế khó chịu
Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện vết loét hở trên niêm mạc dạ dày. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi đứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người trên 60 tuổi. Nam giới được cho là dễ bị viêm loét dạ dày hơn so với nữ giới.
Viêm loét dạ dày xảy ra khi axit từ thức ăn tiêu hóa làm hỏng thành dạ dày. Nguyên nhân phổ biến của viêm loét dại dày là do nhiễm vi khuẩn có tên là Hp (Helicobacter pylori). Một nguyên nhân khác là do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSIAID) trong thời gian dài.
Nhiều người cũng cho rằng đây là bệnh do lối sống gây ra. Ăn thức ăn quá chua, quá cay và căng thẳng thường xuyên có thể khiến các vết loét nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên không có bằng chứng cụ thể nào để xác định thông tin này có chuẩn không.
Một số triệu chứng viêm loét dạ dày bao gồm:
-
Khó chịu giữa các bữa ăn
-
Đau dạ dày gây tỉnh giấc vào ban đêm
-
Đầy bụng sau khi ăn
-
Đau rát trong dạ dày
Ngoài ra, bạn nên đi khám ngay lập tức để được điều trị sớm nếu có một trong các triệu chứng sau:
-
Buồn nôn, nôn ra máu
-
Có xuất hiện máu trong phân
-
Đau lưng
-
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Người bệnh viêm loét dạ dày nên thận trọng khi chọn đồ ăn
Đối với các trường hợp viêm loét dạ dày không quá nghiêm trọng thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống cũng phần nào giúp kiểm soát được bệnh. Có thể sử dụng thuốc giảm axit dạ dày để điều trị bệnh.
Trước đây, người bị bệnh viêm loét dạ dày thường được khuyên ăn kiêng với khẩu phần ăn là các loại thức ăn không được chế biến quá phức tạp với ít gia vị.
>> Xem thêm Nguyên nhân do đâu khiến đau dạ dày uống thuốc mãi không khỏi?
Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ đã đưa ra nhiều đáp án hơn cho câu hỏi viêm loét dạ dày ăn gì giảm triệu chứng của người bệnh. Cụ thể:
Chất xơ
Chất xơ rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày
Người bệnh chú ý bổ sung chất xơ bao gồm yến mạch, các loại đậu, các loại hạt, cam, táo và cà rốt. Những thực phẩm này rất tốt cho người bệnh vì giúp ngăn ngừa vết loét phát triển.
Thực phẩm giàu vitamin A
Một số loại thực phẩm như súp lơ xanh, khoai lang, cải xoăn, rau bina và rau cải xanh chứa nhiều vitamin A. Những thực phẩm này giúp làm tăng chất nhầy trong đường tiêu hóa. Vì thế nhiều chuyên gia cho rằng người bệnh ăn các loại thực phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa vết loét.
Trà xanh
Trà xanh giàu chất oxy hóa giúp chống lại nhiễm trùng khi bị viêm loét dạ dày
Nếu như viêm loét dạ dày do nhiễm
vi khuẩn H.pylori, uống trà xanh có thể có lợi. Bởi trà xanh giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và kích hoạt hệ miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng. Chúng cũng có thể giúp phòng ngừa ung thư dạ dày.
Thực phẩm giàu flavonoid
Các loại thực phẩm như tỏi, hành tây, dâu tây, đậu hà lan… rất giàu flavonoid. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những thực phẩm này giúp bảo vệ đường ruột chống lại chứng viêm dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày.
Những loại thực phẩm giàu flavonoid giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp dạ dày.
Sữa chua
Một số thực phẩm lên men như sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn hữu ích cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
Các loại thảo mộc và gia vị
Gừng có tính kháng khuẩn và chống viêm
Người bệnh có thể dùng được hầu hết các loại thảo mộc và gia vị nhẹ bởi chúng có khả năng cung cấp chất chống oxy hóa. Nên chọn nghệ, quế, gừng và tỏi đều có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Đối với chất tạo ngọt hãy sử dụng mật ong thay vì đường sẽ tốt cho bệnh hơn.
>> Xem thêm Những sai lầm tai hại khi chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ
Viêm loét dạ dày nên kiêng gì?
Trái với các loại thực phẩm nên ăn thì người bệnh cũng cần nhớ tên một số loại đồ ăn nên tránh xa. Bởi các thực phẩm này có thể tác động xấu vào vết loét dạ dày khiến chúng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Rượu bia
Rượu bia có chứa các chất kích thích dạ dày và sẽ làm chậm quá trình làm lành vết loét. Vì thế người bệnh dạ dày nên tránh uống rượu bia.
Caffein
Nên tránh các thức uống chứa caffein không tốt cho bệnh dạ dày
Khi bị viêm loét dạ dày, bạn nên cắt giảm hoặc ngừng uống cà phê, trà và nước ngọt có chứa caffein. Bởi chúng có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Trước đây khi chưa có nghiên cứu rõ ràng thì đôi khi sữa được khuyên dùng với người bệnh dạ dày để vết loét nhanh lành. Nhưng nghiên cứu gần đây đã chứng minh uống sữa có khả năng làm tăng axit dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên tránh uống sữa nếu có triệu chứng viêm.
Thịt chế biến sẵn
Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn các loạt thịt tẩm gia vị, xúc xích, thịt xông khói, chiên rán bởi những thực phẩm này gây khó tiêu hóa, dẫn đến
đầy hơi, chướng bụng, không tốt cho dạ dày.
Thực phẩm giàu chất béo
Cố gắng tránh các thực phẩm giàu chất béo bởi chúng có khả năng làm tăng axit dạ dày và kích hoạt tình trạng trào ngược gây nôn. Bạn cũng có thể cần tránh nước thịt, súp kem và nước sốt.
Đồ ăn cay
Người bệnh viêm loét dạ dày rất dị ứng với đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu và các loại thực phẩm chứa chúng. Đồ ăn cay có thể kích hoạt các triệu chứng của bệnh, gây khó chịu cho người bệnh.
Đồ ăn mặn
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn các loại thức ăn mặn có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn Hp. Vì thế nên tránh ăn các món mặn, rau ngâm lên men bởi có thể dẫn tới nguy cơ loét dạ dày do Hp cao hơn.
Sô cô la
Nhiều chuyên gia nghiên cứu cho rằng ăn sô cô la có thể làm tăng tiết axit dạ dày. Vì thế có thể khiến cho vết viêm loét dạ dày lâu lành hơn.
Trị viêm loét dạ dày bằng bài thuốc dạ dày Đông y
Cần lưu ý, việc điều chỉnh chế độ ăn uống khi bị viêm loét dạ dày chỉ giúp ích phần nào, không thể thay thế được thuốc điều trị.
Theo Tây y, khi mắc bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân do vi khuẩn Hp hay nguyên nhân nào khác để sử dụng loại thuốc điều trị cho phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định là: thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit dạ dày… Thuốc Tây giúp giảm triệu chứng nhanh tuy nhiên lại có nguy cơ gây ra tác dụng phụ khi sử dụng kéo dài và dễ lờn thuốc.
Bởi vậy để trị bệnh viêm loét dạ dày, xu hướng mới hiện nay là kết hợp cả Đông y và Tây y. Thuốc Tây y trị triệu chứng, thuốc Đông y trị căn nguyên bệnh giúp phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Hiện nay, bài thuốc Đông y trị bệnh dạ dày bí truyền đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO để sản xuất dưới dạng viên nén tiện dụng. Thuốc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Đời sống/ Giáo dục & Thời đại