Đau đầu phía sau tai là hiện tượng phổ biến, gặp cả ở người trẻ tuổi lẫn người cao tuổi. Nguyên nhân do đâu dẫn tới các cơn đầu sau tai và cách khắc phục hiệu quả.
Đau đầu sau tai là hiện tượng nhiều người gặp phải
Đau đầu sau tai là gì?
Đau đầu phía sau tai là cơn đau bắt đầu phía sau đầu và lan rộng hơn về phía trước. Cơn đau gây ra áp lực âm ỉ tới xung quanh đầu. Áp lực ở cả hai bên đầu tương tự nhau và có đôi khi khiến cho các cơ ở cổ, vai và hàm căng tức và đau.
Để có thể khắc phục được cơn đau đầu mỏi gáy thì quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra cơn đau. Cơn đau có thể xuất phát từ việc nằm hoặc ngồi sai tư thế hoặc do một trong các yếu tố khác tác động gây ra.
Các nguyên nhân dẫn tới đau đầu sau tai và cách khắc phục
1. Đau đầu căng thẳng
Đau đầu căng thẳng có thể xuất hiện ở cả người trẻ tuổi
Đau đầu căng thẳng là loại đau đầu khá phổ biến ở người trưởng thành mà rất nhiều người gặp phải. Bệnh xảy ra khi các cơ ở da đầu và cổ bị căng lên gây ra cơn đau ở phía sau tai. Người bị đau đầu căng thẳng mô tả cơn đau như chiếc nẹp đang siết chặt hộp sọ của mình.
Có hai loại đau đầu căng thẳng:
-
Đau đầu căng thẳng theo đợt: xảy ra ít hơn 15 ngày mỗi tháng. Tình trạng này tường xảy ra khi gặp phải căng thẳng, lo lắng, đói, tức giận, chán nản hoặc mệt mỏi.
-
Đau đầu căng thẳng mãn tính: xảy ra hơn 15 ngày mỗi tháng trong ít nhất 3 tháng. Cơn đau hầu như xảy ra thường xuyên, liên tục, dù có thể thay đổi trong ngày. Ngoài đau đầu, người bệnh cũng có thể bị buồn nôn.
Cơn đau đầu do căng thẳng có thể kéo dài từ 30 phút cho tới vài ngày. Loại đau đầu căng thẳng từng đợt thường bắt đầu từ từ và khởi phát vào giữa ngày.
Cách khắc phục: Bị đau đầu căng thẳng gây ra đau mỏi sau gáy có thể điều trị bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc aspirin. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm, thuốc này cũng có dụng giảm đau đầu.
>> Xem thêm Đau đầu mất ngủ lâu ngày cảnh báo điều gì?
2. Sai tư thế khi nằm hoặc ngồi
Chùng vai khi ngồi xuống hoặc đứng lên có thể làm căng các cơ ở phía sau đầu, lưng trên, cổ và hàm. Nằm, ngồi và đứng sai tư thế cũng sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh ở những khu vực này. Do đó, khi bị sai tư thế cũng có thể gây ra các cơn đau đầu sau.
Cách khắc phục: Đứng hoặc ngồi thẳng lưng sẽ giúp giảm đau đầu do ngồi hoặc đứng sai tư thế. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu.
3. Đau đầu sau gáy do viêm khớp
Đau đầu phía sau tai có thể do viêm khớp
Triệu chứng chính của đau đầu sau tai do viêm khớp chính là cơn đau tăng nặng hơn khi di chuyển. Bởi đây được coi là hệ quả của viêm khớp ở đốt sống thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba của cột sống. Đau đầu sau gáy do viêm khớp cũng có thể do những thay đổi trong cấu trúc xương cổ hoặc các mạch máu trong đầu bị viêm.
Cách khắc phục: Bị đau đầu sau gáy do viêm khớp thì nên đi khám bác sĩ để có phương pháp chẩn đoán và điều trị sớm. Người bệnh có thể cần điều trị bằng thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ hoặc cả hai.
>> Xem thêm Lời giải cho thắc mắc "Đau đầu nên làm gì?"
4. Giảm áp lực nội sọ tự phát (SIH)
Giảm áp lực nội sọ tự phát gây ra các cơn
đau đầu sau gáy là tình trạng hiếm gặp. Nguyên do là dịch tủy sống bị rò rỉ ở cổ hoặc lưng. Sự rò rỉ khiến cho lớp đệm của chất lỏng tủy sống xung quanh não bị giảm xuống.
Các triệu chứng của giảm áp lực nội sọ tự phát là tình trạng đau dữ dội phía sau gáy và đầu, đau tăng nặng hơn khi đứng hoặc ngồi. Đau đầu do giảm áp lực nội sọ thường giảm đi khi nằm nghỉ ngơi trong khoảng nửa tiếng. Một số người bị bệnh này sau khi ngủ dậy dễ bị đau đầu nhẹ và trở nặng hơn trong ngày.
Cách khắc phục: Nên đi khám bác sĩ ngay khi gặp phải các dấu hiệu bị giảm áp lực nội sọ tự phát. Người bệnh sẽ được thực hiện một loạt xét nghiệm và chụp chiếu để chẩn đoán tình trạng bệnh.
Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh này đều nhận thấy các phương pháp điều trị thông thường không đem lại hiệu quả. Thay vào đó, việc khắc phục cơn đau đầu dựa vào sự kết hợp của caffein, nước và thay đổi tư thế nằm.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thủ thuật để điều trị bằng cách sử dụng miếng dán máu ngoài màng cứng. Bác sĩ sẽ lấy máu từ cánh tay của người bệnh và tiêm vào cột sống dưới. Cơn đau đầu sẽ biến mất ngay sau khi thực hiện thủ thuật, dù người bệnh có thể bị đau thắt lưng trong một tuần.
5. Tình trạng thiếu máu lên não
Thiếu máu lên não là nguyên nhân phổ biến gây đau đầu sau tai mà nhiều người gặp phải
HIện tượng thiếu máu lên não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não được coi là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau đầu phía sau tai. Tuy rất phổ biến nhưng ít người nhận ra đây là lí do gây ra cơn đau đầu của mình.
Thiếu máu lên não là tình trạng không có đủ lưu lượng máu giàu oxy dẫn tới các tế bào não bộ. Hệ quả là xuất hiện nhiều triệu chứng như đau đầu đặc biệt là đau vùng sau kèm theo tình trạng mất ngủ, hay quên và khó tập trung.
Cách khắc phục: Nếu cơn đau đầu sau tai bạn gặp phải là do tình trạng thiếu máu lên não thì việc bổ sung sản phẩm bổ huyết hoạt huyết sẽ có hiệu quả cao trong điều trị.
Sản phẩm hoạt huyết sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu giúp máu lưu thông tốt hơn lên não. Máu đem oxy và chất dinh dưỡng tới nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương giúp đảm bảo hoạt động của não bộ. Máu lưu thông tốt trong cơ thể sẽ giúp phòng ngừa ách tắc, giúp cho tình trạng đau đầu thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y điều trị đau đầu sau vai do thiếu máu lên não
Dù biết sử dụng thuốc hoạt huyết giúp trị đau đầu hiệu quả nếu nguyên nhân là thiếu máu lên não, tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hoạt huyết nên việc lựa chọn sản phẩm hiệu quả là không hề đơn giản. Thật may, hiện đã có bài thuốc hoạt huyết của một lương y ở Tây nguyên giúp điều trị huyết hư, ứ trệ giúp phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não thực sự hiệu quả.
Bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, dưới dạng viên nén tiện dụng. Thuốc hiện có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị:
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, suy giảm trí nhớ do thiếu máu lên não?
Đau nhức, mỏi vai gáy do thiếu máu đến vai gáy?
Đau mỏi, tê bì chân tay do thiếu máu đến các chi?
Xơ vữa động mạch, tai biến?
Đã có Hoạt Huyết Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Thành phần: (cho một viên nén)
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với: Đương quy 1500mg; Ích mẫu 1500mg; Ngưu tất 1500mg; Thục địa 1500mg; Xích thược 750mg; Xuyên khung 750mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết.
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Lưu ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 10 -15 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Thông tin chi tiết xem tại: Hoạt Huyết Nhất Nhất
|