Đau đầu nhức mắt có thể gặp phải ở bất cứ người nào, vào bất cứ thời điểm hay độ tuổi nào. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân phổ biến của tình trạng này và cách giải quyết hiệu quả.
Nguyên nhân thường gặp khiến đau đầu nhức mắt
MỤC LỤC
-
Đau đầu là gì?
-
Tìm hiểu cơn đau đầu nhức mắt
-
Nguyên nhân gây đau đầu nhức mắt
-
Điều trị đau đầu nhức mắt như thế nào
-
Các biện pháp giảm ngừa tình trạng đau đầu nhức mắt
-
Giảm đau đầu nhức mắt bằng thuốc Đông y
|
Đau đầu là gì?
Đau đầu được định nghĩa là chứng đau vùng đầu, gáy - cổ, mặt - hốc mắt.
Đau có thể gặp một bên hoặc hai bên, cố định hoặc lan tỏa. Các cơn đau khác nhau bởi cường độ đau, tính chất, đặc điểm và tiến triển cơn đau.
Nó có thể là kết quả của tổn thương bắt nguồn từ các cấu trúc xung quanh như: mạch máu, màng não, sợi cơ, cấu trúc mặt và dây thần kinh sọ hoặc cột sống.
Hầu hết mọi người đều trải qua vài lần đau đầu trong cuộc đời, có thể gặp ở hầu hết các lứa tuổi, và là chứng bệnh phổ biến thường gặp nhất.
Đau đầu xảy ra rất phổ biến ở mọi độ tuổi
Tìm hiểu cơn đau đầu nhức mắt
Đau đầu nhức mắt là một dạng đau đầu gặp phải khá phổ biến ở người trẻ tuổi. Cơn đau có thể là đau nguyên phát hoặc thứ phát.
Đau đầu nhức mắt là gì?
Đau đầu nhức mắt mô tả cơn đau đầu kèm theo đau nhức mắt, đau quanh hốc mắt hoặc
đau đầu lan đến khu vực hốc mắt…
Cơn đau có thể ảnh hưởng tới 1 bên hoặc cả hai mắt, thường kèm theo triệu chứng khác như giảm thị lực, chảy nước mắt, đỏ mắt...
Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà các cơn đau đầu nhức mắt có thể kéo dài từ vài tiếng đồng hồ cho đến nhiều tuần lễ, sau đó tự động biến mất. Một vài trường hợp hiếm khi xảy ra, người bệnh có thể đối mặt với cơn đau vĩnh viễn.
Đối tượng nào có nguy cơ bị đau đầu nhức mắt
Không giống như các dạng đau đầu mãn tính khác, đau đầu nhức mắt phổ biến ảnh hưởng tới những người trẻ tuổi, khỏe mạnh.
Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất tập trung trong độ tuổi từ 25 - 40 và giảm dần theo tuổi tác ở cả nam và nữ giới.
Mối liên hệ giữa đau đầu và nhức mắt là gì?
Nhức mỏi mắt, đau đầu có mỗi liệu hệ chặt chẽ và có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Mắt là một cơ quan quan trọng với nhiều dây thần kinh. Do đó, bất kỳ tổn thương nào ở mắt cũng có thể gây đau đầu.
Ngược lại khi đau đầu gây ra căng thẳng cho các dây thần kinh thị giác. Nếu tình trạng này kéo dài, những dây thần kinh này có thể bị biến dạng hoặc kích thích thụ thể đau ngay cả khi bình thường.
Các thụ thể đau sẽ dẫn truyền tín hiệu và gây ra phản xạ là cảm giác nhức mỏi mắt xảy ra cùng lúc với đau đầu.
Não điều khiển hoạt động của mắt qua các dây thần kinh thị giác
Nguyên nhân gây đau đầu nhức mắt
Những cơn đau đầu kèm theo nhức mắt mỏi mắt và nhạy cảm ánh sáng thực chất không phải là bệnh.
Chúng có thể là triệu chứng do một bệnh lý gây ra, bao gồm đau đầu hoặc rối loạn thị giác. Đôi khi đây có thể là biểu hiện căng thẳng thần kinh do tác động từ bên ngoài.
Một số những lý do gây đau đầu nhức mắt phổ biến nhất được xác định là:
Đau nửa đầu migraine
Được đặc trưng bởi tình trạng đau đầu một bên, có tính chất mạch đập.
Cơn đau thường xảy ra đột ngột, dữ dội, kéo dài trong 4-72 tiếng.
Các triệu chứng kèm theo thường là buồn nôn, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, thay đổi thị lực, đau nhức mắt...
Đau nửa đầu gây ra các cơn đau một bên và nhạy cảm ánh sáng
Đau đầu căng thẳng
Đau đầu do căng thẳng là dạng đau đầu phổ biến nhất, xảy ra theo từng cơn, tần suất 1-2 lần mỗi tháng hoặc nhiều hơn.
Các triệu chứng điển hình bao gồm đau đầu âm ỉ, đau cổ và trán, đau da đầu hoặc cảm giác như trán bị thắt chặt, lan sang và có thể gây đau nhức hốc mắt.
Đau đầu chùm
Đau đầu chùm là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi những cơn đau đầu dữ dội tái phát ở một bên đầu, thường là xung quanh mắt.
Cơn đau thường có kèm theo chảy nước mắt, nghẹt mũi hoặc sưng quanh mắt; nhạy cảm ánh sáng và tiếng ồn.
Viêm xoang
Viêm xoang thường xảy ra khi các đường xoang ở mũi, má, trán, sau mắt bị tắc nghẽn do tăng tiết dịch làm tăng áp lực ảnh hưởng tới vùng đầu.
Triệu chứng chính là những cơn đau đầu; đau và nặng ở hai bên mắt kèm theo các vấn đề xoang như nghẹt mũi, chảy mũi, đau xoang...
Viêm động mạch thái dương
Đau đầu vùng thái dương là các cơn đau đầu xảy ra do sự co thắt vùng máu bên trong đầu và trong vùng sọ não.
Người bệnh có cảm giác đau dữ dội ở vùng đầu, vùng thái dương và vùng mắt. Thị lực giảm, nhạy cảm ánh sáng cũng thường xuyên xảy ra.
Tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp còn gọi Glaucom góc đóng cơn cấp điển hình, là tình trạng tăng áp lực thủy dịch lên mắt.
Các triệu chứng cấp tính thường xuất hiện đột ngột, bao gồm: đau mắt dữ dội, đau nhức lan lên nửa đầu cùng bên mắt, mờ mắt, đỏ mắt, buồn nôn và nôn.
Tăng nhãn áp gây đau đầu dữ dội kèm nhức mắt
Liệt dây thần kinh số 6
Dây thần kinh số 6 (hay thần kinh vận nhãn ngoài) được bắt nguồn từ cầu não đến ổ mắt với chức năng chủ yếu là vận động mắt ra sang hai bên.
Tổn thương xảy ra tại vị trí bất kỳ nào trên đường đi thần kinh, bao gồm viêm nhiễm, chèn ép hoặc chấn thương.
Đây cũng là dạng liệt dây vận nhãn đơn độc thường gặp nhất, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Bệnh nhân chủ yếu sẽ thấy nhìn mờ, khó nhìn tập trung một điểm, đau ổ mắt, thường xuyên chóng mặt, choáng váng hoặc mệt mỏi.
Các nguyên nhân khác
Suy nhược thần kinh
U não, viêm màng não
Thiếu máu lên não
Cảm lạnh và Cúm
Rối loạn thị giác: mỏi mắt, viêm xơ cứng mắt, cận thị chưa được chẩn đoán,…
Yếu tố nguy cơ
Căng thẳng kéo dài do môi trường và lối sống có thể gây là yếu tố tăng nguy cơ khởi phát tình trạng đau đầu nhức mắt. Chúng bao gồm:
-
Sử dụng chất kích thích như rượu bia thường xuyên.
-
Cảm giác đói cồn cào.
-
Sử dụng nước hoa có mùi quá nồng.
-
Tiếp xúc với ánh sáng quá mạnh.
-
Tình trạng mệt mỏi kéo dài.
-
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
-
Thiếu ngủ kéo dài.
-
Cảm thấy căng thẳng và căng thẳng cảm xúc thường xuyên.
-
Các vấn đề về nhiễm trùng.
Điều trị đau đầu nhức mắt như thế nào
Các chiến lược
điều trị đau đầu nhức mắt bao gồm điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây ra nó.
Điều trị bằng thuốc
Cơn đau nguyên phát do đau đầu căng cơ, đau dây thần kinh V, bệnh Migraine,... thì thường sẽ được chỉ định giảm đau bằng các thuốc giảm đau, kháng viêm. Phổ biến nhất là paracetamol, ibuprofen...
Nêu đau đầu thứ phát do các bệnh lý khác như viêm xoang, suy nhược thần kinh,... thì cần sử dụng thuốc điều trị bệnh lý mới có thể giải quyết được cơn đau.
Một số thuốc thường dùng như: thuốc giãn cơ, thuốc cải thiện thần kinh; thuốc kháng sinh,..
Các biện pháp hỗ trợ
Bên cạnh việc dùng thuốc, một số phương pháp điều trị khác cũng có thể can thiệp đồng thời để đạt hiệu quả cao nhất.
Một số phương pháp trị liệu không dùng thuốc là:
-
Xoa bóp bấm huyệt
-
Châm cứu
-
Sử dụng túi chườm ấm lên mắt
-
Tập các bài tập cải thiện chức năng thị giác
-
Ngâm chân với thảo dược
Chế độ dinh dưỡng
Người bệnh đau nửa đầu, đau mắt cần bổ sung thực phẩm theo nguyên tắc sau:
-
Thực phẩm giàu vitamin B12
-
Thực phẩm giàu chất béo, ít carbohydrate và protein
-
Bổ sung đầy đủ nước và các chất điện giải
-
Dùng thực phẩm không chứa hương liệu và không có mùi mạnh
-
Bổ sung hoa quả và rau xanh
-
Một số thực phẩm được khuyến khích như: bơ, dưa hấu, các loại cá béo, sữa chua…
Thay đổi lối sống
Một số biện pháp thay đổi lối sống được khuyến nghị cho người bị đau đầu, nhức mắt để giảm tần suất và mức độ ảnh hưởng các cơn đau là:
-
Hạn chế hoặc ngừng sử dụng caffein, rượu và thực phẩm chế biến sẵn.
-
Loại bỏ thói quen hút thuốc.
-
Thực hiện tập thể dục đều đặn.
-
Tìm kiếm các biện pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
-
Tạo thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn một cách hợp lý.
-
Hạn chế tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác.
-
Tránh tiếp xúc với các tác nhân đã nhận diện là gây đau đầu.
Các biện pháp giảm ngừa tình trạng đau đầu nhức mắt
-
Tránh tiếp xúc với âm thanh ồn ào.
-
Giảm tiếp xúc với chất có mùi mạnh.
-
Đảm bảo không để cơ thể đói bụng.
-
Hạn chế mệt mỏi kéo dài bằng cách nghỉ ngơi đúng cách.
-
Không nên tiếp xúc với ánh sáng đèn sáng mạnh.
-
Không sử dụng di động, máy tính trong thời gian quá lâu.
-
Không đọc sách và xem điện thoại thoại trong điều kiện ánh sáng yếu.
-
Lựa chọn loại kính áp tròng cho mắt thở và dưỡng ẩm mắt bằng nước nhỏ mắt thường xuyên.
-
Đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn cho mắt khi làm việc và sử dụng thiết bị điện tử.
-
Đảm bảo ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày
-
Tránh căng cơ ở đầu và cổ.
Giảm đau đầu bằng thuốc hoạt huyết từ thảo dược
YHCT coi đầu là “nơi hội của dương” và “chỗ ở của thần minh”, nghĩa là đầu có quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác của cơ thể, và tất cả các cơ quan đều có trách nhiệm nuôi dưỡng nó.
Đau đầu nhức mắt chủ yếu là do sự xâm nhập của phong và hỏa làm bế tắc kinh lạc và làm rối loạn khí huyết trong đầu, xâm nhập vào can khiến cho can huyết rối loạn biểu hiện ra thành bệnh.
Nguyên tắc điều trị là phải bình can, khu tà, thông kinh lạc đồng thời kết hợp thanh nhiệt, hoạt huyết, chỉ thống, tư dưỡng can thận, thường dùng các bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết.
Điều trị bệnh theo Đông y không chỉ giúp giảm triệu chứng nhanh chóng mà còn tác động trực tiếp tới căn nguyên bệnh, khai thông tắc nghẽn, dưỡng can thận. Nhờ vậy mà không chỉ việc điều trị bệnh, hiệu quả ngăn ngừa tái phát.
Bài thuốc hoạt huyết tăng cường lưu thông máu thường dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và
điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh)...
Người bị đau đầu có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nguyen-nhan-pho-bien-gay-dau-dau-nhuc-mat-va-cach-dieu-tri-cu-the-n26942.html
Hoạt Huyết Nhất Nhất
Tăng cường lưu thông máu
Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:
Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất với hoạt chất Ginkgo Biloba Egb761 đã được Bộ Y tế nghiệm thu.
Kết quả:
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.
Thành phần (Cho 1 viên nén):
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|