Hoa mắt chóng mặt là hiện tượng bình thường mà chúng ta chắc hẳn từng gặp phải trong đời. Tình trạng này kéo dài liệu có phải là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào hay không?
Hoa mắt chóng mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh
Việc cảm thấy hoa mắt chóng mặt khi tập thể dục nặng hoặc đứng dậy quá nhanh là điều rất bình thường. Nhưng nếu như bạn bị chóng mặt cả ngày có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
Hoa mắt chóng mặt có thể xảy ra khi có vấn đề với các cơ quan khác, đặc biệt là mắt và tai. Chóng mặt có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng, choáng váng và không ổn định. Trong một số trường hợp nghiêm trọng thì chóng mặt có thể dẫn tới ngất xỉu, buồn nôn và nôn mửa.
Nhận biết ngay một số nguyên nhân thường gặp khiến cho bạn bị hoa mắt chóng mặt ù tai thường xuyên.
Vấn đề về tai trong
Một trong những triệu chứng tai trong phổ biến nhất chính là hoa mắt chóng mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự cân bằng và phối hợp. Một người bị chóng mặt có thể trải qua cảm giác quay cuồng. Ví dụ như chóng mặt có thể cảm giác khác giống như say tàu xe hoặc như thể bạn bị nghiêng sang một bên.
Thông thường, nguyên nhân là do chứng chóng mặt tư thế kịch phát lành tính – một vấn đề tai trong gây chóng mặt. Thông thường thì tai trong có các ống nhạy cảm chứa đầy chất lỏng. Khi bạn di chuyển, chất lỏng trong các ống đó cũng di chuyển giúp não theo dõi vị trí của cơ thể bạn.
Đối với chứng chóng mặt tư thế kịch phạt thì các tinh thể canxi nhỏ - gọi là sỏi ống, vỡ ra và trôi nổi trong các ống đó. Não nhận được nhiều tín hiệu lẫn lộn và bạn có thể cảm thấy như mọi thứ xung quanh mình đang quay cuồng.
Bệnh Meniere là một vấn đề tai trong phổ biến khác do sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong tai. Ngoài chóng mặt thì bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng như:
-
Mất thính giác dao động
-
Ù tai
-
Cảm giác đầy trong tai
Không có cách chữa trị cho bệnh Meniere nhưng thay đổi lối sống – chẳng hạn như chế độ ăn ít muối, uống thuốc, vật lý trị liệu, máy trợ thính và phẫu thuật có thể giúp kiểm soát triệu chứng.
Chứng đau nửa đầu
Đau nửa đầu là một nguyên nhân dẫn tới hoa mắt chóng mặt
Ngoài chóng mặt, chứng đau nửa đầu còn gây ra các triệu chứng khác như:
-
Đau đầu dữ dội
-
Buồn nôn
-
Nôn mửa
-
Nhạy cảm với ánh sáng
Chứng đau nửa đầu tiền đình gây hoa mắt chóng mặt, xảy ra ở khoảng 7% số người bị chóng mặt và 9% người bị đau đầu.
Nếu bạn bị chứng đau nửa đầu mãn tính, biết một số dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp chuẩn bị hoặc ngăn ngừa một đợt bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn theo dõi các triệu chứng của mình khi chúng xảy ra, cảm giác của chúng như thế nào và chúng kéo dài bao lâu.
Giảm huyết áp
Huyết áp thấp có thể gây chóng mặt
Huyết áp thấp do thay đổi tư thế từ nằm sang đứng có thể gây ra chóng mặt. Đây là tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng, loại chóng mặt do trọng lực di chuyển nhanh chóng dẫn tới máu từ phần trên cơ thể xuống phần dưới cơ thể. Hệ quả là lượng máu ở phần trên cơ thể giảm gây huyết áp thấp.
Nhiều người có thể không có dấu hiệu khi bị huyết áp thấp. Nhưng ngược lại thì một số người có thể bị chóng mặt kèm theo các triệu chứng khác như:
-
Mệt mỏi
-
Lú lẫn
-
Mờ mắt
-
Ngất xỉu
Máu lưu thông kém
Thiếu máu lên não gây ra chóng mặt, suy nhược cơ thể
Giảm lưu lượng máu lưu thông lên não có thể gây ra chóng mặt, suy nhược, tê và ngứa ran. Nếu như tuần hoàn máu não kém thì não sẽ không có được lượng máu cần cung cấp để hoạt động bình thường.
Bị bệnh tim tiềm ẩn có thể gây ra lưu thông máu kém. Trong một số ít trường hợp, chóng mặt có thể là triệu chứng của cơn thiếu máu lên não thoáng qua được gọi là “đột quỵ nhỏ”. Với tình trạng
thiếu máu lên não thoáng qua thì lưu lượng máu đến não tạm thời bị chặn.
Một số triệu chứng khác của tình trạng này gồm:
-
Yếu ở một bên mắt hoặc cơ thể
-
Mờ mắt
-
Khó nói
-
Gặp vấn đề về phối hợp
Các triệu chứng chỉ kéo dài trong vài phút, nhưng chúng có thể chỉ ra nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Vì thế nếu như nghi ngờ mình gặp phải tình trạng thiếu máu lên não thoáng qua thì hãy liên hệ ngay tới phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để xác định nguyên nhân.
Do mắc bệnh thần kinh
Một số tình trạng bệnh thần kinh như Parkinson và bệnh đa xơ cứng có thể gây ra chóng mặt.
Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến hệ vận động và liên quan tới run ở bàn tay, cánh tay, chân, hàm và mặt. Chóng mặt có thể xảy ra ở những người mắc bệnh Parkinson nếu huyết áp của họ giảm.
Bệnh đa xơ cứng gây tê, ngứa ran và yếu cơ. Hoa mắt và chóng mặt ảnh hưởng tới 49% - 59% người bị đa xơ cứng.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có khả năng gây ra chóng mặt. Bạn có thể kiểm tra lại các thuốc đang sử dụng có phải là một trong các loại sau:
-
Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
-
Thuốc lợi tiểu giúp cơ thể loại bỏ muối và nước
-
Thuốc chống tăng huyết áp để hạ huyết áp
-
Mucolytics để làm loãng chất nhầy
-
Thuốc chống viêm để giảm viêm hoặc sưng
-
Thuốc chống trầm cảm để điều trị trầm cảm
-
Thuốc hạ cholesterol
-
Thuốc chống nấm để tiêu diệt hoặc bất hoạt nấm
-
Thuốc chống sốt rét để điều trị bệnh sốt rét
-
Thuốc chống loạn thần để quản lý các rối loạn tâm thần khác nhau
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ khám và cho đơn điều trị về việc thay đổi thuốc nếu như bạn bị hoa mắt chóng mặt ù tai sau khi uống thuốc. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc đề xuất một loại thuốc thay thế.
Hạ đường huyết
Lượng đường trong máu thấp, gọi là hạ đường huyết, xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng đường. Khi lượng đường giảm thấp thì bạn có thể cảm thấy chóng mặt, lo lắng, yếu ớt. Lượng đường trong máu thấp cũng có thể gây nhầm lẫn và khó nói chuyện bình thường.
Ăn một bữa ăn nhẹ cũng giúp tăng lượng đường trong máu. Đặc biệt đồ ăn chứa carbohydrate có thể giúp nhanh chóng đưa lượng đường trong máu về ngưỡng bình thường. Nhưng nếu như chóng mặt xảy ra thường xuyên nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thiếu máu
Người nghi ngờ chóng mặt do thiếu máu thiếu sắt thì nên bổ sung thức ăn giàu sắt
Nhận đủ chất sắt trong chế độ ăn uống hoặc thông qua các chất bổ sung là điều cần thiết. Bổ sung sắt giúp cho cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Lượng sắt khuyến nghị hàng ngày phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, tình trạng mang thai hoặc cho con bú. Nếu không có đủ lượng sắt trong cơ thể, bạn có thể bị thiếu máu do thiếu sắt.
Ngoài hoa mắt chóng mặt thì người bị thiếu máu nặng có thể xuất hiện các triệu chứng:
-
Chóng mặt lâng lâng
-
Mệt mỏi mất sức
-
Tay chân lạnh
-
Hụt hơi
Tăng lượng thức ăn giàu sắt có thể giúp giảm nguy cơ thiếu sắt. Một số loại thực phẩm người bệnh thiếu sắt nên lựa chọn bao gồm:
-
Thịt nạc
-
Gia cầm
-
Trứng
-
Hải sản
-
Đậu
-
Các loại hạt
-
Sản phẩm làm từ đậu nành
Ở một số người thì yếu tố di truyền hoặc tình trạng sức khỏe như bệnh celiac có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt. Trong những trường hợp này, các phương pháp điều trị như bổ sung sắt hoặc uống thuốc sẽ hữu ích giúp tăng lượng sắt trong cơ thể.
Rối loạn lo âu
Lo lắng không chỉ gây chóng mặt mà còn là triệu chứng thể chất khác, bao gồm:
-
Tim đập nhanh
-
Đau nhức không rõ nguyên nhân
-
Hụt hơi
Tránh các tác nhân gây lo lắng, như caffein và một số loại thuốc sẽ giúp ngăn ngừa chóng mặt.
Tuy nhiên có những tác nhân không hẳn là có thể tránh được. Nếu như sự căng thẳng và lo âu càng ngày càng tăng lên thì hãy tập trung làm chậm nhịp thở hoặc sử dụng câu nói để xoa dịu. Hít thở nhanh và nông sẽ chỉ làm cho tình trạng hoa mắt chóng mặt trầm trọng hơn.
Sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y – Giảm ngay hoa mắt chóng mặt do thiếu máu lên não hiệu quả
Tình trạng máu lưu thông kém là nguyên nhân dẫn tới 80% trường hợp hoa mắt chóng mặt mà không được biết tới. Giải pháp hiệu quả chính là sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y.
Là bài thuốc từ xa xưa kết hợp các loại thảo dược, thuốc Đông y hoạt huyết giúp
bổ huyết hoạt huyết giúp tăng cường lưu thông máu lên não đem theo oxy và các dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào não. Từ đó, giúp giảm tình trạng hoa mắt chóng mặt hiệu quả.
Bài thuốc Đông y hoạt huyết hiệu quả vượt trội hiện được chuyển giao cho nhà máy dược phẩm hiện đại, chuẩn GMP-WHO dưới dạng viên nén tiện dụng và dễ bảo quản.
Sản phẩm hiện đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nguyen-nhan-tiem-an-dan-toi-bi-hoa-mat-chong-mat-la-gi-n19558.html
Hoạt Huyết Nhất Nhất
Tăng cường lưu thông máu
Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:
Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất với hoạt chất Ginkgo Biloba Egb761 đã được Bộ Y tế nghiệm thu. Kết quả:
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.
Thành phần (Cho 1 viên nén):
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/hoat-huyet-nhat-nhat.html
|