Nhiều người trị mụn không thành công, do không nắm được các nguyên tắc trị mụn cơ bản nhất. Để trị mụn hiệu quả tại nhà, cần hiểu rõ loại mụn trên da và nguyên nhân hình thành mụn.
Muốn trị mụn hiệu quả tại nhà, cần hiểu rõ loại mụn trên da
Tìm hiểu các loại mụn trên da
Muốn giảm mụn hiệu quả, trước hết cần hiểu rõ nguyên nhân nào khiến da nổi mụn và loại mụn trên da của mình thuộc loại nào.
Thông thường, mụn được phân loại thành mụn không viêm và mụn viêm.
Mụn trứng cá không viêm
Mụn đầu đen và mụn đầu trắng là những loại mụn không viêm.
Mụn đầu đen xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc do sự kết hợp của bã nhờn và tế bào da chết. Phần trên cùng của lỗ chân lông vẫn mở nên mụn có màu đen.
Mụn đầu trắng cũng hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn và tế bào da chết. Nhưng không giống như mụn đầu đen, phần trên cùng của lỗ chân lông vẫn đóng kín, nên mụn ở bên dưới da và có màu trắng đục. Mụn đầu trắng khó điều trị hơn vì nó nằm ở bên dưới da, lỗ chân lông vẫn đóng.
Mụn trứng cá viêm
Mụn đỏ, sưng tấy và có mủ được gọi là mụn viêm hay
mụn trứng cá bọc. Nguyên nhân hình thành mụn viêm là sự kết hợp của tế bào da chết, bã nhờn và vi khuẩn. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng sâu bên dưới bề mặt da, dẫn đến khó điều trị. Có những loại mụn viêm phổ biến nhất là: mụn đỏ, mụn mủ, mụn bọc và mụn nang.
Mụn đỏ xuất hiện khi xung quanh lỗ chân lông bị viêm, khiến lỗ chân lông sưng lên, phần da xung quanh có màu đỏ hồng.
Mụn mủ hình thành khi xung quanh lỗ chân lông bị viêm và chứa đầy mủ. Những nốt mụn có đầu màu vàng hoặc trắng, vùng da xung quanh màu đỏ.
Khi lỗ chân lông bị tắc, sưng tấy, kích ứng thêm và mụn mủ phát triển lớn hơn sẽ hình thành mụn bọc. Nhân mụn nằm sâu bên dưới da nên rất khó điều trị tại nhà.
Mụn nang là dạng mụn lớn nhất, chủ yếu do nhiễm trùng nặng. Nhân mụn nằm sâu bên dưới bề mặt da, sâu hơn cả mụn bọc. Những nốt mụn nang rất lớn có màu đỏ hoặc trắng, chạm tay vào có cảm giác đau. Mụn nang dễ để lại sẹo.
Mụn hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông, tế bào da chết và vi khuẩn
Xác định mức độ nặng nhẹ của từng loại mụn
Các bác sĩ da liễu thường phân loại mụn trứng cá theo mức độ nghiêm trọng:
-
Mức độ 1 (nhẹ): chủ yếu là mụn đầu đen, mụn đầu trắng và một vài nốt mụn đỏ, mụn mủ nhỏ. Các loại mụn này thường được điều trị bằng các loại thuốc bôi có chứa axit salicylic hoặc benzoyl-peroxide.
-
Mức độ 2 (vừa phải): một số nốt mụn đỏ và mụn mủ trên mặt. Hai dạng mụn này có thể tự điều trị tại nhà, nhưng nếu mụn lan rộng thì nên đi khám da liễu.
-
Mức độ 3 (trung bình): nhiều nốt mụn đỏ và mụn mủ viêm. Lưng và ngực cũng có mụn.
-
Mức độ 4 (mức độ nặng): nhiều mụn sưng đỏ, nhiều mủ, lan rộng. Tự nặn mụn và tự điều trị tại nhà có thể dẫn đến sẹo. Bởi vậy, người bị mụn dạng này nên đi khám da liễu để được điều trị đúng cách.
Xác định chính xác loại mụn trên da sẽ giúp tìm ra cách điều trị hiệu quả
Các biện pháp điều trị, giảm mụn hiệu quả
1. Thuốc bôi
Để trị mụn, có thể dùng một số loại thuốc và kem bôi có chứa một số hoạt chất như Benzoyl peroxide, Axit salicylic, Axit azelaic, Retinoids…
Benzoyl peroxide có ở dạng gel bôi hoặc thuốc rửa. Loại thuốc này trị vi khuẩn gây mụn. Tác dụng phụ chủ yếu là gây khô da, kích ứng nhẹ.
Axit salicylic có trong nhiều loại sữa rửa mặt và kem bôi. Nó giúp loại bỏ lớp trên cùng của da, hòa tan các tế bào da chết để ngăn chặn các nang lông bị tắc nghẽn.
Axit azelaic giúp tiêu diệt vi khuẩn trên da và giảm sưng tấy.
Retinoids (dẫn xuất vitamin A) giúp trị mụn đầu đen và mụn đầu trắng, đồng thời giúp ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi dùng Retinoids cần bôi toàn bộ vùng mặt để ngăn ngừa hình thành mụn mới. Tác dụng phụ thường gặp nhất là kích ứng, nên cần dưỡng ẩm da đầy đủ.
Thuốc kháng sinh (loại bôi trên da như clindamycin và erythromycin) kiểm soát vi khuẩn trên bề mặt da, giảm sưng tấy. Thuốc kháng sinh có hiệu quả hơn khi kết hợp với Benzoyl peroxide.
Khi dùng thuốc điều trị mụn, cần lưu ý không sử dụng quá nhiều sản phẩm cùng một lúc vì có thể gây khô da. Lỗ chân lông sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều bã nhờn hơn, khiến tình trạng mụn nặng hơn.
>> Xem thêm Cách làm sạch da mụn bằng phương pháp làm sạch sâu
2. Thuốc uống
Ngoài việc dùng thuốc bôi, để trị mụn hiệu quả, có thể cần kết hợp thuốc uống.
Thuốc kháng sinh đường uống như minocycline và doxycycline thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá mức độ vừa và nặng.
Thuốc tránh thai cũng được dùng để giảm mụn trứng cá liên quan đến rối loạn nội tiết tố.
Isotretinoin là một loại retinoid dạng uống, dùng để điều trị mụn trứng cá nặng. Isotretinoin thu nhỏ kích thước của các tuyến dầu, nhưng có thể dẫn đến khô da, viêm loét đại tràng, trầm cảm và dị tật bẩm sinh nên phụ nữ mang thai không được sử dụng.
Có thể cần kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống để trị mụn hiệu quả
3. Các liệu pháp thẩm mỹ
Ở các bệnh viện hay cơ sở thẩm mỹ còn áp dụng một số biện pháp điều trị mụn như tiêm steroid, chiếu tia laser hay lột da hóa học.
Thuốc steroid giúp điều trị mụn trứng cá nặng và làm giảm sưng viêm.
Tia laser chủ yếu được sử dụng để điều trị sẹo mụn. Tia laser truyền nhiệt đến collagen dưới da, điều này dựa vào phản ứng chữa lành vết thương của cơ thể để tạo ra collagen mới và khỏe mạnh.
Lột da hóa học sử dụng các hóa chất đặc biệt để loại bỏ lớp da trên cùng. Lớp da mới mọc lên sẽ mịn hơn và có thể làm giảm sẹo mụn.
4. Trị mụn hiệu quả tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Có một số nguyên liệu tự nhiên giúp giảm sưng tấy và giảm viêm mụn khá hiệu quả. Bạn có thể tham khảo áp dụng.
Chườm lạnh bằng đá
Bọc đá viên hoặc đá vụn trong miếng vải sạch, nhẹ nhàng chườm lên các nốt mụn khoảng vài phút. Khi thấy da lạnh tê tê thì bỏ ra, chờ vài phút sau lại chườm. Cách này giúp giảm sưng và viêm.
Mật ong, chanh tươi
Trộn đều 2 thìa mật ong với 2 thìa nước chanh tươi. Thoa nhẹ hỗn hợp này lên da và massage nhẹ nhàng. Để yên khoảng 15 phút, sau đó rửa mặt lại cho sạch. Mặt nạ này giúp sát khuẩn và tẩy t
ế bào da chết trên da.
Nha đam
Dùng phần thịt nha đam (hay còn gọi là gel nha đam) thoa lên da vừa giúp sát khuẩn vừa giúp dưỡng ẩm da.
Có một số biện pháp trị mụn hiệu quả tại nhà nhưng không nên lạm dụng
Trứng gà
Trộn lòng trắng trứng gà với mật ong, thoa đều lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Biện pháp này giúp giảm mụn và giúp làm căng bóng da.
Kem đánh răng
Nhiều người dùng kem đánh răng màu trắng bôi lên nốt mụn để giảm sưng và viêm. Tuy nhiên, kem đánh răng có thể gây khô da, nên cần dùng thêm kem dưỡng ẩm.
Lưu ý, các biện pháp trên chỉ giúp hỗ trợ điều trị mụn, giảm nhẹ tình trạng mụn trứng cá trên da.
Nguyên nhân chính gây mụn chính là lỗ chân lông bị tắc nghẽn kết hợp với tế bào da chết và vi khuẩn. Do vậy, biện pháp quan trọng nhất chính là làm sạch da và thông thoáng lỗ chân lông để ngăn ngừa mụn trứng cá tái phát.
Làm sạch da – biện pháp quan trọng và không thể thiếu
Làm sạch da là bước đầu tiên trong bất kỳ một quy trình chăm sóc da nào. Là bước đầu tiên và quan trọng nhất, nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng.
Theo các bác sĩ da liễu, sai lầm mà nhiều người mắc phải đó là việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh nhằm mục đích làm sạch bã nhờn và vi khuẩn trên da. Sau khi rửa mặt, sẽ có cảm giác da sạch bong kin kít và hơi căng da. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, da sẽ tiết nhiều dầu nhờn hơn để bù đắp lại, điều này dẫn đến da đổ dầu và tình trạng mụn sẽ trầm trọng hơn.
Do đó, với người bị mụn trứng cá, ngoài các biện pháp trị mụn hiệu quả tại nhà, cũng nên làm sạch da một cách nhẹ nhàng bằng các sản phẩm không chứa chất tẩy rửa, không chứa xà phòng, không chứa hương liệu và có độ pH cân bằng. Sữa rửa mặt Lenka là một ví dụ tiêu biểu.
Sữa rửa mặt Lenka với công thức không chứa xà phòng, không tạo bọt, không có hương liệu và có độ pH 6,5 giúp làm sạch nhẹ nhàng mà không lấy đi lớp màng bảo vệ tự nhiên trên da. Nhờ vậy, sẽ giúp làm sạch da, không gây khô căng da và cũng không gây nhờn rít hay tắc nghẽn lỗ chân lông.
Nếu da nhờn nhiều hay trang điểm đậm thì có thể rửa 2 lần mà không gây hại da.
Ngoài ra, sữa rửa mặt Lenka còn có thể dùng thay kem tẩy trang. Nếu trong ngày da mặt quá nhờn và nhiều bụi bẩn thì có thể dùng để tẩy trang, sau đó thoa kem chống nắng và trang điểm lại, điều này sẽ giúp hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nguyen-tac-can-nho-de-tri-mun-hieu-qua-tai-nha-n7533.html
Sữa rửa mặt Lenka – Sản phẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng
Đặc điểm nổi bật sữa rửa mặt dịu nhẹ Lenka:
-
Công thức cân bằng độ pH, không xà phòng, không tạo bọt, không mùi, không gây kích ứng da.
-
An toàn cho mọi loại da: khô, nhờn, dày, mỏng, nhạy cảm.
-
Làm giảm nhẹ khô sạm, nám, tàn nhang, trứng cá.
-
Làm sạch nhẹ nhàng, không lấy đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, tránh khô da căng da.
-
Không làm nhờn da, không bít lỗ chân lông
-
Có thể dùng thay kem tẩy trang.
Thành phần:
Deionized Water, Propylene Glycol, Cetearyl Alcohol, Sodium Lauryl Sulfate, Potassium Sorbate
Cách dùng:
Rửa mặt khô:
Thoa sữa lên da và xoa nhẹ vài lần cho thấm. Dùng vải, bông tẩy trang hay giấy vệ sinh mềm lau phần sữa dư trên da (có lẫn chất bẩn). Màng sữa đã thấm vào da còn lại sẽ làm dịu và giữ ẩm da.
Rửa mặt với nước:
Làm ướt da, thoa sữa lên da. Xoa nhẹ vài lần sau đó rửa sạch bằng nước.
Có thể dùng nhiều lần trong ngày mà không gây hại da.
Chú ý: Trường hợp da quá nhờn, trang điểm đậm, quá nhiều bụi bẩn thì rửa thêm một lần nữa.
Đóng gói: chai 50ml, 150ml
Nhà sản xuất: Gamma Chemicals PTE
Phân phối độc quyền: Công ty TNHH Nhất Nhất
|