Đau bụng lúc gần sáng thường được mô tả là cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng xảy ra vào khoảng thời gian gần sáng, thường từ 3-6 giờ sáng.
Cơn đau có thể xuất hiện ở vị trí bất kỳ thuộc vùng bụng với cường độ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Nguyên nhân gây đau bụng lúc gần sáng
Đau bụng gần sáng thường liên quan tới một vấn đề xảy ra trên đường tiêu hóa, trong đó các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
-
Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu.
-
Khó tiêu: Ăn uống không đúng cách hoặc ăn quá no trước khi ngủ có thể gây ra cơn đau.
-
Căng thẳng và lo âu: Tình trạng tâm lý có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra đau bụng và khó chịu.
-
Hội chứng ruột kích thích: Đây là một rối loạn tiêu hóa có thể gây đau bụng, đầy hơi, và rối loạn tiêu hóa.
-
Bệnh dạ dày: Tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản có thể gây đau, đặc biệt là khi dạ dày rỗng.
-
Bệnh lý đường ruột: các vấn đề đường ruột như bệnh viêm ruột, viêm ruột thừa, bệnh Crohn, bệnh Celiac, nhiễm trùng đường ruột, tắc ruột,... có thể gây ra những cơn đau bụng gần sáng.
-
Đau bụng kinh: Ở phụ nữ, cơn đau có thể liên quan đến thời kỳ kinh nguyệt.
-
Tác dụng phụ của việc dùng thuốc: một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây tình trạng đau bụng
Làm gì khi bị đau bụng lúc gần sáng?
Khi bị đau bụng gần sáng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giảm cơn đau và cảm thấy thoải mái hơn.
Các phương pháp chính hiện nay bao gồm dùng thuốc và chăm sóc, giảm đau tại nhà.
Điều trị bằng thuốc
Việc điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào
nguyên nhân gây đau bụng, mức độ đau và các triệu chứng kèm theo khác.
Các thuốc thường được sử dụng là:
-
Thuốc giảm đau: Paracetamol, Ibuprofen...
-
Thuốc giảm co thắt Buscopan giúp giảm co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa, làm giảm cảm giác đau.
-
Thuốc chống acid: thuốc ức chế bơm proton (PPI), antacids, thuốc ức chế H2 có tác dụng giảm acid và giảm sự tổn thương niêm mạc của acid dịch vị.
-
Thuốc tiêu chảy hoặc táo bón: đau bụng kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón có thể cần sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy như Loperamide (Imodium) hoặc thuốc nhuận tràng.
-
Probiotics: Có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
Các biện pháp giảm đau và chăm sóc tại nhà
Áp dụng một số biện pháp sau đây có tác dụng trong việc giảm cơn đau bụng và cải thiện các triệu chứng gặp phải:
-
Nghỉ ngơi: Cố gắng nằm trên giường và thư giãn, tránh vận động điều này có thể giúp giảm căng thẳng và giảm đau hiệu quả.
-
Chườm ấm: Dùng túi chườm ấm hoặc khăn ấm đặt lên bụng có thể giúp giảm cơn đau do kích thích và thư giãn cơ bắp.
-
Uống nước ấm: với những cơn đau bụng không quá dữ dội, uống một chút nước ấm có tác dụng cải thiện khả năng tiêu hóa, tăng cường lưu thông khí huyết và giảm cảm giác khó chịu ở bụng.
-
Tư thế nằm: Hãy thử nằm nghiêng với tư thế gập bụng, đầu gối co lại, tư thế này có thể giúp giảm áp lực và giảm cơn đau ở bụng.
-
Massage bụng: Massage bụng có thể giúp giảm đau và khó chịu ở vùng bụng, đặc biệt là nếu cơn đau liên quan đến vấn đề tiêu hóa hoặc căng thẳng.
-
Theo dõi triệu chứng: Ghi chú lại các triệu chứng đi kèm, thời gian đau và mức độ đau để cung cấp thông tin cho bác sĩ nếu cần.
Chườm ấm bụng giúp giảm cơn đau bụng
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho người hay bị đau bụng gần sáng
Để cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm thiểu cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên vào gần sáng, ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi, các nguyên tắc sinh hoạt và dinh dưỡng được khuyến nghị bao gồm:
Chế độ dinh dưỡng
Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày. Tránh ăn quá no hoặc để bụng đói quá lâu.
Chọn thực phẩm dễ tiêu: cơm, khoai tây, bánh mì nâu, và rau xanh là những thực phẩm dễ tiêu hóa.
Nên ăn các món ăn được chế biến đơn giản, ít gia vị, tránh các món sử dụng nhiều dầu mỡ, chế biến phức tạp.
Hạn chế thực phẩm kích thích: Tránh các loại thực phẩm có chứa caffeine, chocolate, và thức ăn nhanh, vì chúng có thể làm tăng acid dạ dày.
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: bổ sung nhiều rau xanh, trái cây sẽ cung cấp chất xơ và các vitamin cần thiết, có lợi cho việc tiêu hóa, hấp thu và để kháng tổng thể.
Uống đủ nước mỗi ngày: nên sử dụng nước ấm hoặc trà thảo mộc vửa giúp làm ấm dạ dày, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, đồng thời làm dịu các kích thích tại đường tiêu hóa có thể gây cơn đau. Nên uống nước thành nhiều lần trong ngày, uống từng ngụm nhỏ, không nên uống một lúc quá nhiều nước.
Chế độ sinh hoạt
Tập thể dục đều đặn: Thực hiện thường xuyên các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bài tập thở có thể giúp cải thiện tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể.
Thư giãn và giảm stress: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng.
Nghỉ ngơi và đảm bảo giấc ngủ: ngủ đủ thời gian cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý là biện pháp quản lý căng thẳng, hạn chế sự sản sinh gốc tự do và phản ứng stress oxi hóa có thể ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày.
Tránh ăn trước khi ngủ: Cố gắng không ăn trong khoảng 2-3 giờ trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ đau bụng vào buổi sáng.
Theo dõi triệu chứng: Ghi chú lại thời gian và mức độ đau bụng, cũng như các yếu tố có thể liên quan như thực phẩm ăn vào và mức độ căng thẳng.
Thuốc Đại Tràng thảo dược - Giảm đau bụng do viêm đại tràng
Đau bụng còn gọi phúc thống, là tình trạng phản ánh sự mất cân bằng trong cơ thể, có thể liên quan đến các yếu tố như tạng phủ, khí huyết, và môi trường bên ngoài.
Bụng là nơi chứa của các tạng phủ: can, đởm, tỳ, thận, đại tràng, tiểu tràng, bàng quang và các kinh túc thiếu dương, tức dương minh, tam âm, mạch xung nhân, đầy, tuần hành trong vùng bụng.
Khi các tạng phủ và kinh mạch này bị tấn công bởi ngoại tà hay khi khí huyết ứ trệ… đều gây nên đau bụng.
Cảm nhiễm ngoại tà như hàn, nhiệt, thử, thấp khiến công năng vận hoá của tỳ vị thất thường, đình trệ lại khiến khí cơ bị trở ngại không thông gây nên đau bụng.
Ngoài ra người vốn tỳ vị yếu, vận hoá kém, hoặc có hàn thấp đình trệ, hoặc do lo nghĩ, nóng giận làm cho can kém điều đạt. Khí huyết uất kết, can vị không hoà dẫn tới mất cân bằng và gây ra các triệu chứng bệnh.
Để điều trị, cần phải chú trọng vào cả nguyên nhân, triệu chứng bệnh đồng thời phục hồi lại cân bằng trong cơ thể, nâng cao khả năng tự chữa lành.
Thuốc Đại tràng thảo dược được sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, là sự kết hợp của các vị thuốc cổ truyền mang tới tác dụng: hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Thuốc được chỉ định để điều trị với các trường hợp viêm đại tràng, tiêu chảy,
rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống...
Hiện nay, thuốc Đại tràng thảo dược dạng viên nén có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/nhung-nguyen-nhan-va-cach-doi-pho-voi-con-dau-bung-luc-gan-sang-n28070.html