Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khiến nhiều chị em cảm thấy bất an và cho rằng đây là biến chứng nào đó sau kỳ sinh nở. Cùng tìm hiểu về rối loạn kinh nguyệt sau sinh để điều trị.
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh khiến nhiều chị em lo lắng
MỤC LỤC:
-
Chị em sau sinh bao lâu có kinh nguyệt trở lại
-
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng như thế nào?
-
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh
-
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh
-
Làm thế nào để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh
|
Chị em sau sinh bao lâu có kinh nguyệt trở lại?
Dù sinh mổ hay sinh thường, sau sinh người mẹ thường sẽ mất kinh nguyệt tạm thời. Thay vào đó là sự xuất hiện một loại dịch tiết từ âm đạo gần giống kinh nguyệt gọi là sản dịch, tiết ra liên tục trong vòng 2 – 4 tuần sau khi sinh. Một số trường hợp có thể tiếp tục ra sản dịch trong vài tuần tiếp theo, tối đa 45 ngày sau sinh.
Đối với những chị em cho con bú bằng sữa công thức, kinh nguyệt thường có trở lại sau sinh 2 – 3 tháng. Trong khi đó, những chị em cho con bú bằng sữa mẹ, kinh nguyệt sẽ xuất hiện lại sau sinh khoảng 6 - 8 tháng. Thậm chí, sau khi cai sữa có nhiều chị em phụ nữ mới thấy có kinh nguyệt trở lại
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng như thế nào?
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng các bà mẹ không có kinh nguyệt trở lại sau khi đã sinh con hoặc chu kỳ diễn ra bất thường, lúc có lúc không, máu kinh ra ồ ạt hoặc rất ít, kinh nguyệt có màu sắc lạ, tình trạng rong kinh, suy giảm sức khỏe và tinh thần mỗi kỳ hành kinh tới...
Kinh nguyệt không đều là biểu hiện đầu tiên của rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Sau khi sinh xong, nội tiết tố của phụ nữ còn chưa ổn định, cơ thể chưa khỏe mạnh hoàn toàn. Chính vì thế tình trạng rối loạn kinh nguyệt xảy ra là điều rất dễ gặp phải.
Tuy nhiên, nếu sau 1 - 2 năm khi sinh con xong mà bạn vẫn không thấy có kinh hoặc xuất hiện các biểu hiện như sau thì phải nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám:
-
Kinh nguyệt không đều, xuất hiện bất thường, tháng có tháng mất.
-
Thời gian hành kinh dài ngắn thất thường (dưới 3 ngày hoặc trên 7 ngày), vón cục, thay đổi màu sắc, có mùi hôi, lượng máu kinh quá ít hoặc quá nhiều.
-
Núm vú đau tức, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, đau lưng và bụng dưới dữ dội hơn bình thường.
-
Đau bụng dưới kéo dài từ 3 - 7 ngày liên tục đi kèm với cảm giác quằn quại thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh nguy hiểm hay liên quan đến bệnh phụ khoa.
-
Vùng kín xuất hiện tình trạng đau, ngứa, rát, sưng, máu ra một cách bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Có rất nhiều
nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh như sau:
Tiết sữa để nuôi con
Sau khi sinh, cơ thể sẽ có những thay đổi để đảm bảo cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Khi nuôi con bằng sữa mẹ, hormon prolactin trong sữa mẹ làm cho hoạt động của hệ trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng bị thay đổi, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt có thể chậm hơn chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ việc tiết sữa nuôi con thì mẹ không cần quá lo lắng, vì khi cơ thể ngưng hoạt động này thì kinh nguyệt cũng trở lại bình thường.
Tâm lý bất ổn sau sinh
Sinh con mặc dù là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ nhưng giai đoạn khi em bé ra đời thường gây áp lực với không ít mẹ bỉm sữa. Nhiều chị em cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vì thời gian bị đảo lộn cũng như phải chăm con nhỏ, thức đêm... Đây cũng chính là yếu tố dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.
Lúc này, mẹ bỉm sữa cần ổn định tinh thần, ăn uống đầy đủ, san sẻ áp lực với chồng... để phẩn nào giảm stress hoặc tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Thay đổi nội tiết tố sau sinh
Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ không thể nào ngay lập tức trở lại như bình thường mà cần thời gian để hồi phục. Khoảng thời gian khi cơ thể còn nhiều bất ổn, đặc biệt là lượng hormone trong cơ thể vẫn chưa cần bằng. Đây cũng có thể là yếu tố dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn sau khi sinh.
Bệnh phụ khoa
Đây là một trong những yếu tố không thể thiếu dẫn đến những rối loạn kinh nguyệt nữ giới sau sinh. Bất kể phụ nữ sinh thường hay sinh mổ thì khi con chào đời, cơ thể mẹ sẽ rất yếu và chưa hoàn toàn hồi phục lại thể trạng ban đầu. Chính điều này đã tạo cơ hội cho nấm, vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh. Các bệnh lý phụ khoa thường gặp như viêm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng...
Sau sinh con, nếu không chăm sóc và vệ sinh cẩn thận, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa là điều khó tránh khỏi. Biểu hiện thường gặp khi phụ nữ sau sinh mắc các bệnh phụ khoa là tình trạng kinh nguyệt bất thường.
Một số trường hợp mẹ sau sinh rối loạn kinh nguyệt do mắc bệnh phụ khoa
Do bất thường về huyết (máu)
Theo Đông y, sau sinh, chị em phụ nữ thường gặp tình trạng huyết hư (thiếu máu), huyết ứ trệ. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt rối loạn với các biểu hiện như lượng kinh ít, sẫm màu, có lẫn cục máu đông, sắc mặt xanh, mệt mỏi...
Làm thế nào để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh?
Để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, các chị em cần phải thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, kết hợp các biện pháp từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Dưới đây là một số điều cần lưu ý để
cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh:
Chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt lành mạnh
Quá trình sinh nở khiến các mẹ mất một lượng máu lớn, dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu sắt cùng các vitamin, khoáng chất thiết yếu. Vì vậy, sau sinh các mẹ cần bổ sung đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm như các loại thịt, hải sản, trứng, sữa, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả tươi... Đồng thời, hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ
Trạng thái tinh thần là một trong những yếu tố góp phần rất lớn đến sức khỏe của các mẹ sau sinh. Để tránh rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt, hãy giữ cho mình tinh thần thoải mái và vui vẻ nhất có thể. Các mẹ hãy tự tạo cho mình những khoảng thời gian thư giãn hợp lý xen kẽ với thời gian chăm sóc con.
Tập thể dục, yoga
Các mẹ bỉm sữa sau khi sinh nên lựa chọn các bài tập thể dục thể thao hoặc yoga nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp thả lỏng tinh thần, điều hòa tâm trạng mà còn giúp sớm lấy lại vóc dáng thon gọn.
Khám phụ khoa
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu diễn ra quá lâu có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa như khí hư màu sắc bất thường, có mùi hôi, đau rát sau quan hệ... các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.
Dùng bài thuốc tăng cường lưu thông máu
Với các trường hợp chị em sau sinh gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt do huyết hư, ứ trệ thì việc sử dụng bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu từ các thảo dược Đông y như đương quy, ích mẫu, thục địa... Từ đó, giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng, bạn có thể tham khảo sử dụng.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/roi-loan-kinh-nguyet-sau-sinh-can-hieu-dung-de-khac-phuc-hieu-qua-n24359.html
Hoạt Huyết Nhất Nhất
Tăng cường lưu thông máu
Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:
Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất với hoạt chất Ginkgo Biloba Egb761 đã được Bộ Y tế nghiệm thu.
Kết quả:
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.
Thành phần (Cho 1 viên nén):
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên
Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.
Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.
Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
|