Đặc biệt là chế độ ăn ít chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi hoặc do yêu cầu trong điều trị một bệnh nào đó nhưng người bệnh lại kiêng khem quá mức gây rối loạn phản xạ co bóp và nhu động của đại tràng.
Việc sử dụng các loại thuốc có chất tanin, thuốc chống trầm cảm, thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày có chứa nhôm, lạm dụng một số thuốc có tác dụng nhuận tràng... có thể dẫn tới việc người già bị táo bón.
Ngoài ra, còn một nguyên nhân cần hết sức lưu tâm khi người già bị táo bón đó là các tổn thương thực thể ở ống tiêu hóa hoặc cơ quan lân cận có thể dẫn đến tình trạng này.
Hậu quả khôn lường khi người già bị táo bón
Táo bón lâu ngày sẽ để lại những hậu quả khôn lường và đặc biệt ở người cao tuổi, tình trạng này sẽ ở nên nghiêm trọng hơn nếu như không được điều trị kịp thời.
Bệnh trĩ
Như chúng ta đã biết, việc phân khô phân cứng sẽ làm ảnh hưởng tới niêm mạc của hậu môn, có thể làm rách tổn thương hậu môn dẫn đến đau rát, ngứa. Đặc biệt, khi tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn đến sa búi trĩ ở người già.
Các bệnh lý tiêu hóa
Táo bón lâu ngày làm cho phân ứ đọng tại đại tràng làm phình đại tràng thứ phát, sa trực tràng và chất cặn bã, độc tố không thể đào thải ra ngoài. Lâu ngày sẽ dẫn đến viêm đại tràng hay nghiêm trọng hơn là ung thư đại tràng.
Các bệnh lý về tim mạch
Khi người già bị táo bón sẽ rất khó đào thải phân ra ngoài. Điều đó sẽ khiến họ phải rặn với một lực rất mạnh sẽ khiến tim đập nhanh, mệt mỏi, mất sức. Đây cũng có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loạn nhịp tim trở nên trầm trọng hơn.
Các bệnh lý khác
Các nghiên cứu thấy rằng: táo bón ở người già có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp như hụt hơi, khó thở mệt mỏi.
Ngoài ra, táo bón còn sẽ gây suy nhược cơ thể do kém hấp thu chất dinh dưỡng, giảm hoạt động chức năng của cơ thể do thiếu năng lượng, giảm sức đề kháng, sụt cân,… ở người cao tuổi.
Các giải pháp cải thiện táo bón tại nhà cho người già hiệu quả
Thay đổi chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tình trạng táo bón ở người già cải thiện rất tốt. Việc điều chỉnh cân bằng lại dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn sẽ giúp người cao tuổi dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
Người già táo bón nên bổ sung đủ tối thiểu 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, nhuận tràng như khoai lang, súp lơ, rau chân vịt, sữa chua...
Không nhịn đi đại tiện
Hạn chế tối đa việc nhịn đi đại tiện để hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng và hoạt động bình thường. Điều đó sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và hạn chế táo bón.
Tập thói quen đi đại tiện cố định vào một thời gian nhất định. Điều này sẽ hình thành thói quen cho đường ruột, giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Ở những người cao tuổi, nên lựa chọn những hình thức vận động phù hợp như đi bộ, tập những bài thể dục dưỡng sinh, khiêu vũ… Điều đó rất tốt cho sức khỏe, giúp người già thêm dẻo dai và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.
Bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột
Lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người và đặc biệt là hệ tiêu hóa.
Lợi khuẩn sống sẽ làm giảm tình trạng táo bón ở người già qua cơ chế:
-
Kích thích bài tiết enzym tiêu hóa, tăng cường quá trình chuyển hóa thức ăn.
-
Thiết lập lại hệ vi sinh đường ruột.
-
Điều hòa nhu động ruột
Nhờ vậy giúp phân mềm, tăng số lần đi đại tiện, giảm chướng bụng đầy hơi. Ngoài ra, việc sử dụng lợi khuẩn còn giúp
nâng cao sức đề kháng rất tốt ở người cao tuổi.
Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng táo bón ở người già. Nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà bạn vẫn gặp phải tình trạng táo bón, bạn nên đến các cơ sở Y tế chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tao-bon-o-nguoi-gia-khong-nen-chu-quan-n28450.html