Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp tính thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có diễn biến nhanh chóng dễ bùng phát thành dịch.
Tìm hiểu viêm tiểu phế quản cấp
MỤC LỤC:
-
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là gì?
-
Nguyên nhân trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp
-
Dấu hiệu nhận biết viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ
-
Viêm tiểu phế quản cấp có lây không?
-
Cách phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em
|
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em là gì?
Viêm tiểu phế quản cấp là tình trạng các phế quản có kích thước dưới 2mm (tiểu phế quản) bị viêm nhiễm cấp tính. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 2 tuổi, nhất là các trẻ từ 3-6 tháng tuổi.
Bệnh có thể khiến một số vùng phế quản tổn thương sâu, tạo các cơn co thắt – tắc nghẽn và co thắt ở các tiểu phế quản, gây xẹp phổi hoặc ứ khí phế nang, khiến trẻ tử vong. Do đó bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm.
Viêm tiểu phế quản cấp xảy ra phổ biến ở trẻ em
Nguyên nhân trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp
Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em có thể được gây ra bởi nhiều chủng virus khác nhau, bao gồm:
Virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV): Đa số trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp do sự xâm nhập của RVS, chiếm khoảng từ 30-50%. Chủng virus này phát triển mạnh trong môi trường lạnh, ẩm và dễ tạo thành dịch bệnh.
Virus Adeno: Trẻ bị viêm tiểu phế quản cấp do chủng virus này gây ra thường sẽ mắc bệnh nặng hơn, bệnh khó điều trị và kéo dài hơn. Ngoài ra, bệnh còn có khả năng chuyển biến thành viêm tiểu phế quản tắc nghẽn
Virus cúm và á cúm: Đây là cũng là một
nguyên nhân phổ biến gây viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ, chiếm khoảng 25% tổng số trẻ bị bệnh.
Một số chủng virus khác: Parainfluenza virus, Rhinovirus, Human Metapneumovirus, Enterovirus...
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tiểu phế quản cấp
Dấu hiệu nhận biết viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh tương tự nhau. Khi bắt đầu phát bệnh, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi kèm sốt.
Sau khi trẻ có biểu hiện tương tự cảm lạnh khoảng vài ngày sẽ bắt đầu khó thở, thở khò khè, có thể kèm theo nôn mửa, tiêu chảy... mệt mỏi nhiều.
Đối với trẻ nằm trong nhóm nguy hiểm (dưới 3 tháng tuổi, có các bệnh lý bẩm sinh, sinh non, hệ miễn dịch kém…) khi trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản cấp, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Đặc biệt, khi trẻ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng sau:
-
Nhịp thở tăng nhanh và nông, co lõm lồng ngực khi trẻ hít vào
-
Ngủ li bì, bỏ bú hoặc bỏ ăn uống
-
Có biểu hiện mất nước: Miệng môi khô, thóp lõm, khóc ít hoặc không ra nước mắt, nước tiểu ít…
-
Sốt cao, da, môi và móng tay tím tái…
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh
Viêm tiểu phế quản cấp có lây không?
Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em do virus gây ra và có thể lây truyền cho người khác thông qua giọt bắn có chứa virus khi bệnh nhân ho, hắt hơi hay nói chuyện. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus tấn công lớp tế bào biểu mô niêm mạc phế quản dẫn đến tắc nghẽn đường thở.
Cách phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em
Để
phòng tránh bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau:
-
Giữ không gian sống và vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát
-
Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, khói thuốc lá
-
Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh về đường hô hấp
-
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh tay bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
-
Tiêm phòng vacxin đầy đủ và đúng lịch cho trẻ
Trong trường hợp trẻ bị ho do viêm phế quản, cha mẹ có thể cho con vệ sinh mũi họng thường xuyên, sử dụng dung dịch xịt họng có thành phần xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực…
Nên chọn sản phẩm có vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, do, đau rát họng…
Dung dịch xịt họng có thành phần thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tim-hieu-viem-tieu-phe-quan-cap-o-tre-em-thoi-diem-giao-mua-n27716.html
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid
Xịt Họng Nhất Nhất Kid thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút
Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào.
Phụ liệu: Natri benzoate, tinh dầu cam, aspartam, glycerin, stevia, xylitol, nước tinh khiết.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
Lắc kỹ trước khi dùng
- Xịt vào họng ngày ít nhất 7 lần, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Có thể xịt nhiều lần, từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Xịt Họng Nhất Nhất Kid thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút, nếu không xin gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho hiệu quả.
Chống chỉ định:
Không dùng cho người mẫn cảm với các thành phần của dung dịch.
Cảnh báo, thận trọng:
Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Tác động bất lợi tiềm ẩn:
Không được sử dụng sản phẩm đã hết hạn sử dụng.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 10ml, 20ml.
Bảo quản:
Nơi khô (dưới 30°C), tránh ánh sáng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Xuất xứ: Việt Nam
Tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 (Giờ hành chính) Fax: (0272).3817337
|