Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay gọi là trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Ở người bình thường, khi thức ăn từ miệng xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản sẽ giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại.
Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản có thể đến từ chính dạ dày hoặc thực quản. Ngoài ra, chế độ ăn uống sinh hoạt, cân nặng và yếu tố bẩm sinh cũng là
Do sự bất thường ở cơ hoành
Cơ hoành là một cơ dẹt hình vòm phân chia khoang ngực và khoang bụng. Khi cơ hoành co thì làm tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản ngăn cản trào ngược dạ dày thực quản.
Trong trường hợp cơ hoành bị thoát vị sẽ tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên do rối loạn chức năng giữa cơ hoành và cơ thắt dưới thực quản.
Một số nguyên nhân khác
Căng thẳng, stress: Kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol, làm tăng lượng axit HCl và pepsin gây ra tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản. Bên cạnh đó, hormone cortisol còn tạo áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến cơ này bị suy giảm chức năng và không có khả năng ngăn axit hoặc thức ăn trào ngược.
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit cao (cam, chanh…) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán… gây tăng áp lực cho trương lực cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.
Những yếu tố bẩm sinh: Cơ thắt thực quản dưới yếu, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay có thoát vị cơ hoành, chấn thương tai nạn… Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thường được cho là sinh lý bình thường với triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.
Béo phì: Cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực yếu đi, vì thế axit dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như: thuốc kháng cholinergic, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh… nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Mang thai: Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong khi mang thai làm giãn cơ thắt thực quản dưới, cùng với trạng thái chèn ép của thai nhi cũng gây áp lực lên dạ dày, cũng là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày.
Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày. Khi phát hiện bệnh lý trào ngược dạ dày bạn nên đến các cơ sở Y tế uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Ai dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn và không phải lúc nào bác sĩ cũng tìm ra được nguyên nhân cụ thể.
Tuy nhiên, có vài nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:
-
Người bị thừa cân hoặc béo phì vì có thể tạo sức ép lên bụng.
-
Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược.
-
Người phải sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs…
-
Người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động do khói thuốc khi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày.
-
Người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày, hoặc bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì.
-
Người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, ăn nhiều đồ chua, cay nóng, thức khuya, căng thẳng, stress… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Điều trị trào ngược axit dạ dày thực quản cần kết hợp giữa thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và phẫu thuật trong những trường hợp nghiêm trọng.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
-
Chia nhỏ bữa ăn
-
Tránh ăn đồ chiên, đồ ăn cay, socola, cà chua, và thức ăn có nhiều chất béo
-
Hạn chế cà phê, rượu
-
Không nằm ngay sau khi ăn
-
Nâng cao đầu giường khoảng 15-20 cm để ngăn axit trào ngược vào thực quản
-
Duy trì cân nặng hợp lý
Sử dụng thuốc tân dược
-
Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit dạ dày
-
Thuốc giảm tiết axit hoặc thuốc kháng histamine H2
-
Thuốc tăng cường cơ vòng thực quản giúp làm tăng áp lực cơ vòng thực quản dưới, giảm lượng axit trào ngược.
Dùng thuốc dạ dày Đông y
Đông y có bài thuốc dạ dày có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, với thành phần gồm các vị thuốc như Bán hạ, Cam thảo, Chè dây, Can khương, Hương phụ, Khương hoàng, Mộc hương, Trần bì…
Nhờ hiệu quả 4 trong 1, bài thuốc này có hiệu quả trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày; điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Hiện nay, bài thuốc dạ dày này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc dạ dày dạng viên nén tiện sử dụng.
Thuốc dạ dày dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/trao-nguoc-da-day-nguyen-nhan-nao-dieu-tri-cach-nao-hieu-qua-n27355.html