MỤC LỤC
-
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa
-
Các triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa
-
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
-
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhờ men vi sinh
|
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, trong đó thường xuyên gặp nhất là:
Chế độ ăn uống không hợp lý
Thói quen ăn uống không lành mạnh như tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt hoặc nước ngọt không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Trẻ nhỏ thường lười ăn rau xanh, trái cây vì vậy dẫn tới việc thiếu hụt chất xơ và vitamin trong chế độ dinh dưỡng
Nhiễm trùng
Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng trên đường tiêu hóa có thể gây tổn thương và dẫn tới các triệu chứng tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn
Dị ứng thực phẩm
Một số loại thực phẩm phổ biến gây dị ứng ở trẻ em bao gồm sữa bò, trứng, đậu phộng, hải sản, và các loại hạt.
Khi bị dị ứng thực phẩm, trẻ có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, từ nhẹ như phát ban, ngứa đến nghiêm trọng như khó thở hoặc sốc phản vệ.
Không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose là một tình trạng xảy ra khi cơ thể trẻ không sản xuất đủ enzyme lactase cần thiết để tiêu hóa lactose. Đây là loại đường được sử dụng trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
Các triệu chứng bao gồm đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy sau khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, xuất hiện từ 30 phút - 2 giờ sau khi trẻ uống sữa.
Căng thẳng và lo âu
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng có thể gặp phải tình trạng căng thẳng, stress do áp lực từ việc học hành, gia đình hoặc bạn bè. Đôi khi việc thay đổi trong môi trường sống cũng có thể gây căng thẳng và khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, chẳng hạn như kháng sinh và thuốc giảm đau không steroid.
Bệnh lý tiêu hóa mãn tính
Các bệnh lý tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc viêm đại tràng có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa, với dấu hiệu là đau bụng, thay đổi thói quen đi tiêu, và tiêu hóa kém.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Chuyển đổi từ chế độ ăn uống gia đình sang chế độ ăn ở trường hoặc đi du lịch có thể gây ra sự thay đổi trong tiêu hóa.
Nếu trẻ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Các triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có các dấu hiệu như:
-
Nôn trớ: Đây là biểu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất, trẻ có thể nôn ra sữa hoặc thức ăn ngay sau khi ăn.
-
Tiêu chảy: Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, phân có thể có màu vàng, xanh hoặc có lẫn máu.
-
Táo bón: Trẻ đi đại tiện khó, phân cứng, ít hoặc không có.
-
Đau bụng: Trẻ thường quấy khóc, khó chịu, đặc biệt là vùng bụng. Cha mẹ có thể nhận biết khi thấy trẻ co chân lên bụng hoặc rụt người lại.
-
Chướng bụng: Bụng căng tròn, cứng và có thể nghe thấy tiếng kêu lục cục phát ra bên trong bụng.
-
Biếng ăn: Trẻ không muốn ăn hoặc ăn rất ít, thậm chí từ chối những món ăn ưa thích của mình.
-
Ói mửa: Thường xảy ra khi có sự kích thích ở dạ dày hoặc ruột, dẫn đến cảm giác buồn nôn và sau đó là nôn thức ăn, chất lỏng từ dạ dày ra ngoài.
-
Sụt cân: Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến trẻ bị sụt cân, thiếu hụt dinh dưỡng và chậm lớn.
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?
Có rất nhiều biện pháp để chăm sóc và hỗ trợ trẻ bị rối loạn tiêu hóa, từ chế độ ăn uống đến thói quen hàng ngày:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng tiêu hóa của trẻ:
-
Bổ sung đủ nước: Cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây pha loãng, nước gạo, nước cháo để bù nước và chất điện giải.
-
Cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu: khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn cháo loãng, súp, trái cây chín mềm, bánh mì trắng, khoai tây nghiền...để dễ tiêu hóa
-
Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì cho trẻ ăn ba bữa lớn, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ để hệ tiêu hóa không bị quá tải.
-
Tránh thức ăn khó tiêu: Không cho trẻ ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều chất xơ, đồ uống có ga...
-
Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Cung cấp thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tạo cho trẻ thói quen ăn uống đều đặn, đúng giờ, không bỏ bữa giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Uống dung dịch điện giải: Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng, cần cho trẻ uống dung dịch điện giải để bù nước và chất điện giải.
Gừng: Gừng có tác dụng làm ấm bụng, giảm buồn nôn. Bạn có thể cho trẻ uống nước gừng ấm (pha loãng).
Probiotics: Bổ sung lợi khuẩn có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt hàng ngày có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tổng thể cũng như hoạt động của hệ tiêu hóa của trẻ:
Khuyến khích hoạt động thể chất: Vận động giúp kích thích tiêu hóa và giảm căng thẳng, từ đó cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Rửa tay trước khi ăn: Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn gây hại.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhờ men vi sinh
Men vi sinh là giải pháp giúp bổ sung lợi khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trên đường tiêu hóa. Không chỉ vậy, việc sử dụng men vi sinh cũng là một trong những biện pháp giúp cải thiện tiêu hóa, giảm nhẹ và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và các bệnh đường ruột khác.
Bacillus clausii là một trong những chủng lợi khuẩn đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.
Hiện nay, men vi sinh chứa
Bacillus clausii đã được Bộ Y tế cấp phép, có bán tại hầu hết các nhà thuốc toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa cho trẻ.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-phai-lam-sao-nhung-dieu-cha-me-can-biet-n28649.html