Người bệnh thường có các triệu chứng chính bao gồm: sốt, đau nhức đầu, ho và nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Trong hầu hết các trường hợp, những đợt cảm cúm thường kéo dài 7- 10 ngày, với khả năng lây lan nhanh nhưng có thể hồi phục hoàn toàn.
Tuy nhiên ở các đối tượng đặc biệt như người già, trẻ nhỏ, cảm cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng thậm chí tử vong.
Hiện nay ngoài cúm theo mùa còn có những virus cúm nguy hiểm như: H5N1, H1N1, H7N9. Theo thống kê vào năm 2009, dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước đã làm hàng trăm người tử vong. Mùa dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.
Các thuốc cảm cúm thường xuyên sử dụng hiện nay
Thuốc cảm cúm được dùng để chỉ các thuốc được dùng để cải thiện triệu chứng và giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh. Các nhóm thuốc cảm cúm phổ biến hiện nay là:
Thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol là loại thuốc hạ sốt, giảm đau phổ biến nhất trong các chế phẩm trị cảm lạnh. Thuốc an toàn khi sử dụng ở liều bình thường, nhưng sử dụng liều quá cao có thể gây tổn thương gan.
Thuốc thông mũi
Pseudoephedrine được sử dụng phổ biến nhất để điều trị cảm lạnh thông thường. Đây là thuốc có thể làm co các mạch máu,
giảm ngạt mũi ở bệnh nhân cảm lạnh.
Thuốc giảm ho
Dextromethorphan có tác dụng ức chế ho và chống ho nhưng không gây ức chế hô hấp ở liều điều trị, không gây dung nạp hoặc gây nghiện khi sử dụng lâu dài. Đây là thuốc chống ho được sử dụng phổ biến nhất trong các chế phẩm trị cảm lạnh tổng hợp.
Chống dị ứng
Thuốc cảm tổng hợp có thành phần chống dị ứng là thuốc kháng histamin như chlorpheniramine.
Thuốc còn có tác dụng kháng cholinergic ở mức độ nhất định, có thể giúp giảm tiết dịch và giảm các triệu chứng ho.
Tuy nhiên, chlorpheniramine có thể vượt qua hàng rào máu não và gây buồn ngủ cũng như các phản ứng bất lợi khác.
Các thuốc khác
Caffeine là chất kích thích trung tâm, có thể kích thích vỏ não và giảm đau đầu. Vì vậy, nhiều chế phẩm cũng chứa caffeine.
Uống thuốc cảm nhiều có sao không?
Thuốc cảm được chia thành nhiều loại với nhiều thành phần khác nhau. Phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Trên thị trường hiện nay, các thuốc trị cảm thường là dạng phối hợp 2 hay 3 thành phần để tăng hiệu quả điều trị.
Nhiều người cho rằng, uống thuốc với liều lượng nhiều hơn thì cơ thể sẽ nhanh khỏi bệnh hơn. Tuy nhiên sử dụng nhiều loại thuốc trong cùng một thời gian ngắn, ví dụ các loại thuốc cảm tổng hợp cùng với thuốc giảm đau, hạ sốt... có thể gây ra các biến chứng do các thành phần dược chất tương tác với nhau ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
Tự ý sử dụng thuốc hay tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể khiến người bệnh gặp phải:
-
Triệu chứng do uống thuốc quá liều nhẹ: Da đỏ hoặc khô miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, ù tai…
-
Quá liều nghiêm trọng: Nhịp tim nhanh, nôn mửa, ảo giác, không thể nói chuyện rõ ràng, giãn đồng tử, động kinh, chóng mặt hoặc buồn ngủ, khó thở, nhầm lẫn, hoặc bất tỉnh… thậm chí tử vong.
-
Thói quen sử dụng paracetamol để hạ sốt cùng lúc với thuốc cảm tổng hợp, có thể dẫn đến quá liều paracetamol, gây tổn thương gan, suy gan, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
-
Phenylpropanolamin và pseudoephedrin nếu dùng quá liều có thể gây đột quỵ cho người tăng huyết áp…
Uống quá nhiều thuốc cảm cúm có thể gây hại cho cơ thể
Làm thế nào để sử dụng thuốc cảm an toàn?
Chỉ sử dụng thuốc cảm cúm khi cần thiết. Các trường hợp cúm nhẹ có thể chữa khỏi bằng
các mẹo trị cảm tại nhà.
Thuốc cảm thông thường không nên dùng quá 7 ngày. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau 7 ngày, cần đến các cơ sở y tế thăm khám để điều trị kịp thời.
Không tự ý tăng liều hoặc sử dụng trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ.
Liều paracetamol hàng ngày không quá 2g/ngày, và khoảng cách giữa hai liều ít nhất là 4-6 giờ, không quá 4 lần trong 24 giờ.
Tốt nhất là nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, đặc biệt là với những người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch hoặc đang dùng các thuốc điều trị khác.
Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ và người cao tuổi khi bị cảm cúm cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị và theo dõi bởi bác sĩ có chuyên môn.
Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng đối với tình trạng nhiễm khuẩn, không có tác dụng đối với tình trạng nhiễm virus. Khi bị cảm cúm, tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh, vì có thể gây kháng thuốc kháng sinh.
Những lưu ý về sinh hoạt và dinh dưỡng khi bị cúm
Để giảm thiểu các triệu chứng và giúp nhanh khỏi cúm, người bệnh nên áp dụng các lưu ý sau:
Người bệnh bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi và thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: rửa mũi và súc họng với nước muối thường xuyên, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để giảm nhiệt độ cơ thể.
Xông hơi thảo dược: xông hơi với nước nấu của một số loại lá như: lá bưởi, lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả,... có tác dụng thông mũi, giải cảm, thoát mồ hôi và giúp cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Uống nhiều nước, ăn uống chế độ hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế uống nước lạnh.
Nên ăn các món ăn giải cảm như cháo hành, cháo tía tô, uống nước sả gừng mật ong, trà gừng, nước hoa quả tươi để nhanh chóng lành bệnh.
Bổ sung các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C để tăng cường để kháng và cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.
Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích, caffeine vì có thể khiến cơ thể mệt mỏi hơn.
Thuốc cảm thảo dược - Giải pháp cho người bệnh cảm
Thuốc cảm có thành phần từ thảo dược cho công dụng giảm triệu chứng, lại an toàn nên được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Nên lựa chọn và sử dụng thuốc cảm dạng viên nén tiện dụng, với thành phần gồm các vị thuốc có tác dụng giải cảm, phát tán phong hàn như cam thảo, hương phụ, phòng phong, sinh khương, tía tô, trần bì, kinh giới, mạn kinh tử…
Thuốc giải cảm dạng viên nén thường dùng trong các trường hợp cảm mạo tứ thời với
các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, ho, đau nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ…
Thuốc giải cảm dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại