Đau bụng dưới từng cơn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân từ bệnh lành tính đến các bệnh lý nguy hiểm. Lời khuyên của chuyên gia giúp giảm đau bụng nhanh chóng và hiệu quả.
Đau bụng dưới từng cơn có thể xuất phát từ các nguyên nhân nguy hiểm
Đau bụng dưới từng cơn là gì?
Đau bụng được định nghĩa đơn giản là cảm giác đau ở vùng bụng (vùng được giới hạn bởi xương sườn phía trên và xương chậu phía dưới. Đau bụng dưới từng cơn là khi có các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội vùng từ rốn trở xuống dưới xương chậu.
Đau bụng do nhiều nguyên nhân gây ra, phần lớn là lành tính nhưng cũng có thể nguy hiểm tới tinh mạng.
Nguyên nhân thường gặp gây đau bụng dưới từng cơn và cách khắc phục
Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt)
Hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân thường gặp gây đau bụng dưới
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn đau bụng dưới theo cơn từ âm ỉ cho tới dữ dội. Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt được coi là một bệnh mạn tính.
Ngoài việc đau bụng dưới từng cơn thì người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như:
-
Tiêu chảy
-
Chướng bụng
-
Táo bón tái phát nhiều lần
Đau bụng dưới do hội chứng ruột kích thích thường sẽ giảm đi khi đi đại tiện.
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích thì người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống để giảm bớt các triệu chứng. Người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ như:
-
Ăn các bữa nhỏ thay vì một bữa lớn
-
Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn
-
Ngủ đủ giấc
-
Tập thể dục thường xuyên
-
Uống men vi sinh
-
Sử dụng thuốc đại tràng
Viêm ruột thừa cấp tính
Tình trạng đau bụng dưới từng cơn do viêm ruột thừa có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vị trí đau bụng sẽ xảy ra ở vùng quanh rốn sang bên phải lan tới vùng xương chậu phải. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy có một số triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Đầy hơi chướng bụng
Đầy bụng dễ gây ra đau bụng dưới
Đau bụng dưới có thể là do ăn những thức ăn dễ gây đầy hơi. Một số triệu chứng khác của đầy hơi chướng bụng gồm:
-
Đau quặn bụng
-
Ợ hơi, ợ chua
-
Chướng bụng
Bạn có thể xử lý và phòng ngừa đau bụng do hiện tượng đầy hơi chướng bụng bằng cách:
-
Thay đối chế độ ăn uống hàng ngày
-
Giảm hoặc bỏ các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi như: đồ ăn từ bơ sữa, đồ chiên rán, nước giải khát có ga
-
Nên ăn chậm hơn và ăn ít hơn
-
Không nhai kẹo cao su hoặc ngừng dùng ống hút để tránh đưa lượng không khí thừa vào hệ tiêu hóa.
Táo bón
Táo bón là hiện tượng đi ngoài ít hơn ba lần mỗi tuần hoặc khi đi ngoài phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài.
Táo bón là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị đau bụng dưới từng cơn. Các triệu chứng của táo bón dễ nhận thấy bao gồm:
-
Phân cứng
-
Khó đi nặng
-
Muốn đi vệ sinh nhưng không thể đi được
-
Cần phải tác động từ bên ngoài để thải phân ra
Để giảm đau bụng dưới từng cơn do táo bón, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, như:
-
Tập thể dục thường xuyên
-
Không nhịn đi vệ sinh khi muốn đi
-
Ăn nhiều đồ ăn giàu chất xơ như rau, củ, quả
-
Có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để kích thích đi tiêu dễ hơn.
Bệnh viêm ruột
Bị mắc bệnh Crohn hoặc
viêm loét đại tràng thường gây ra đau bụng dưới theo cơn. Người bệnh cần phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán nguyên nhân khi bị đau bụng dưới từng cơn
Bác sĩ sẽ cần xét nghiệm máu hoặc nội soi để biết được nguyên nhân gây bệnh
Rất khó xác định được ngay lập tức đâu là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng dưới từng cơn. Đôi khi bác sĩ sẽ phải thăm khám và xét nghiệm nhiều lần trước khi chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ có thể hỏi về:
-
Đau bụng ở vùng nào, thời gian và tần suất cơn đau
-
Làm gì sẽ giúp giảm đau hoặc đau hơn
-
Các triệu chứng đi kèm khi bị đau bụng như: sốt, ớn lạnh, sụt cân, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón,…
-
Các loại thuốc bạn đang sử dụng
Một số xét nghiệm được áp dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh gồm:
-
Siêu âm ổ bụng để xem có bị viêm ruột thừa hay không
-
Các thủ thuật nội soi rất hữu ích nếu bị đau bụng do loét đại tràng, viêm ruột hay hội chứng ruột kích thích. Bác sĩ có thể nội soi đại tràng hoặc nội soi tiêu hóa để biết được các nguyên nhân gây đau bụng.
Giảm đau bụng dưới từng cơn như thế nào cho hiệu quả?
Tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bị viêm ruột thừa thì cần phải mổ cấp cứu ngay lập tức, nếu đau bụng dưới theo cơn là do hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng thì bạn nên ưu tiên thay đổi chế độ ăn uống và kết hợp sử dụng thuốc đại tràng.
>> Xem thêm Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì và uống thuốc gì?
Kiểm soát cơn đau bụng dưới từng cơn với thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2
Ngoài việc dùng thuốc Tây trị đau bụng do viêm loét đại tràng hay hội chứng ruột kích thích, người bệnh có thể kết hợp dùng thuốc Đại Tràng Đông y thế hệ 2 để ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Có nhiều bài thuốc Đông y giúp điều trị đau bụng dưới quặn từng cơn do viêm đại tràng. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng thuốc Đông y theo các bài trong sách thì sẽ khó đem lại hiệu quả. Dù hiếm nhưng vẫn có bài thuốc bí truyền hiệu quả thực sự, như bài thuốc đại tràng của lương y tại Hà Nội là một ví dụ.
Hiện nay bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP-Who sản xuất thành thuốc Đại tràng Đông y thế hệ 2 viên nén tiện dụng. Sản phẩm này đã được phân phối ở các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Thời đại
ĐẠI TRÀNG NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Bạn bị:
Viêm đại tràng.
Viêm ruột cấp, mãn tính.
Đau bụng dưới, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Đã có Đại Tràng Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Thành phần (cho 1 viên nén bao phim):
Hoạt thạch (Talcum) 75mg; Cao khô hỗn hợp dược liệu 337,5mg tương đương với: Bạch thược 450mg; Bạch truật 450mg; Cam thảo 225mg; Hậu phác 300mg; Hoàng liên 675mg; Mộc hương 600g; Ngũ bội tử 450mg; Xa tiền tử 225mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng - Chỉ định:
Công dụng: Hành khí, hoà vị, giáng nghịch, chỉ thống.
Chỉ định: Trị viêm đại tràng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, ăn không tiêu, phân sống…Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Trẻ 3 - 15 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên
Từ 15 tuổi trở lên và người lớn: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Chú ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Đại Tràng Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau 15-30 ngày sử dụng, nếu không thì nên ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Để xa tầm tay trẻ em - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|