Đau bụng khi đói có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm. Tìm hiểu nguyên nhân gây đau bụng khi đói để biết cách xử trí phù hợp và nhanh chóng.
Nguyên nhân nào gây đau bụng khi đói?
MỤC LỤC
-
Đau bụng khi đói như thế nào?
-
Nguyên nhân gây đau bụng khi đói
-
Đau dạ dày khi đói có nguy hiểm không?
-
Đau bụng khi đói cần xử trí như thế nào?
|
Đau bụng khi đói như thế nào?
Đau bụng khi đói là cảm giác đau tức hoặc khó chịu xuất hiện ở vị trí bất kỳ hoặc toàn bộ bụng, thường xảy ra khi bạn chưa ăn gì trong một khoảng thời gian dài.
Nó có thể là cảm giác nhâm nhẩm đau, đau âm ỉ nhưng cũng có thể là những cơn đau quặn thắt bụng, xảy ra theo chu kỳ và lặp lại nhiều lần trong ngày.
Vị trí đau phổ biến nhất là tại vùng thượng vị, nơi chứa dạ dày, do đó đau bụng khi đói còn được biết đến là tình trạng đau dạ dày khi đói.
Cơn đau thường kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác như:
-
Cảm giác nôn nao, cồn cào, khó chịu
-
Buồn nôn
-
Đầy hơi, chướng bụng
-
Ợ hơi, ợ chua
-
Nóng rát thượng vị
Một số trường hợp, người bệnh còn có thể xuất hiện các dấu hiệu toàn thân bao gồm: đau đầu, choáng váng, sốt, mệt mỏi...
Nguyên nhân gây đau bụng khi đói
Đau bụng khi đói có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường của dạ dày, nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiêu hóa ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa thức ăn.
Nguyên nhân sinh lý
Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhờ sự co duỗi theo chu kỳ của hệ thống cơ vòng và cơ dọc phát triển tại thành dạ dày và hoạt động của acid dịch vị. Cơ chế sinh lý của những cơn đau bụng khi đói là:
Khi dạ dày trống rỗng, các tế bào niêm mạc dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra acid dịch vị HCl để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa tiếp theo.
Nếu không có thức ăn để trung hòa, lượng acid này có thể gây ăn mòn lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến cảm giác đau hoặc khó chịu vùng thượng vị.
Dịch vị quá nhiều có thể trào ngược lên thực quản, gây tình trạng nóng rát ở ngực, kèm theo ợ hơi, ợ chua.
Hormone Ghrelin được tiết ra từ dạ dày khi cơ thể đói và dạ dày không có thức ăn bên trong. Nồng độ Ghrelin tăng không chỉ kích thích cảm giác thèm ăn mà còn làm tăng cường các cơn co bóp dạ dày.
Bên cạnh đó, một số hormone khác như gastrin cũng có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày.
Khi dạ dày trống rỗng, hệ thần kinh giao cảm sẽ tạo tín hiệu kích thích hệ thống cơ vòng và cơ dọc ở thành dạ dày co lại một cách đồng bộ, gây ra những cơn co thắt dạ dày.
Ngoài ra, khi không chứa thức ăn, sự thay đổi áp suất và thể tích dạ dày cũng có thể dẫn đến các cơn co bóp mạnh, tạo cảm giác đói và đau quặn bụng.
Đau bụng khi đói là triệu chứng của bệnh lý nào?
Hầu hết những trường hợp đau bụng khi đói là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu nó xuất hiện thường xuyên, cơn đau nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau khi ăn, đau bụng khi đói kèm theo các triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng khác, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý sau:
Loét dạ dày – tá tràng xảy ra khi niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị axit dạ dày ăn mòn.
Nguyên nhân gây loét dạ dày phổ biến nhất là do vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc do các thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh.
Triệu chứng đặc trưng bao gồm có cảm giác đau âm ỉ hoặc nóng rát ở dạ dày, đi kèm đầy hơi, ợ hơi, nôn mửa, có thể nôn ra máu…
Loét dạ dày – tá tràng khiến bạn bị đau bụng khi đói
Đau bụng khi đói kèm theo ợ nóng, chướng bụng, chán ăn… có thể là những triệu chứng của viêm dạ dày.
Các tác nhân gây hại như vi khuẩn Hp, thức ăn, thuốc lá, rượu bia..có thể khởi phát tình trạng viêm, khiến dạ dày tổn thương, xung huyết và đau.
-
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Ở người bệnh mắc phải hội chứng ruột kích thích, có thể gặp phải tình trạng đau quặn bụng hoặc đau rát khi dạ dày rỗng, nhất là thời điểm buổi sáng khi mới ngủ dậy.
Kèm theo đó, cũng gặp phải các tình trạng như đầy bụng, thay đổi thói quen đi đại tiện, phân sống, có lẫn chất nhầy hoặc máu.
Mang thai: trong thai kỳ, phụ nữ thường xuyên gặp phải những cơn co thắt dạ dày khi đói do nồng độ hormone Progesterone trong cơ thể tăng cao. Hormon này sẽ kích thích các tế bào viền thành dạ dày tiết acid nhiều hơn, co bóp quá mức và gây đau.
Căng thẳng: Căng thẳng có thể khiến dạ dày bị kích thích và co bóp dữ dội hơn kèm theo tăng tiết acid.
Đau dạ dày khi đói có nguy hiểm không?
Nếu cơn đau bụng xuất hiện khi đói biến mất ngay sau khi ăn, bạn không cần quá lo lắng, đây là cách cơ thể nhắc nhở bạn cần phải bổ sung đồ ăn và năng lượng. Tuy nhiên đừng để tình trạng này diễn ra thường xuyên vì acid trong dạ dày quá nhiều sẽ tăng nguy cơ gây tổn thương dạ dày.
Còn nếu đau bụng là triệu chứng của một bệnh lý tiêu hóa, bạn nên đi thăm khám và điều trị sớm.
Tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn và có thể xuất hiện nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Đau bụng khi đói dù do bất cứ nguyên nhân nào thì đều tạo ra những cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày; ngoài ra còn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và thiếu năng lượng.
Đau bụng khi đói cần xử trí như thế nào?
Dưới đây là những cách giúp bạn xử lý cơn đau bụng khi đói nhanh chóng và hiệu quá:
Sử dụng thuốc tân dược
Đau dạ dày có thể giải quyết bằng cách sử dụng các loại thuốc dưới đây:
-
Các thuốc giảm axit dạ dày: thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng acid (Antacid) thuốc kháng histamin H2...
-
Thuốc chống co thắt dạ dày: có tác dụng giãn cơ, giảm tình trạng co thắt gây đau dạ dày.
-
Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày: tạo lớp bao bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của axit dạ dày.
Thay đổi chế độ ăn uống
Ăn nhẹ thức ăn dễ tiêu hóa: nếu cảm thấy đau bụng kèm theo cảm giác đói cồn cào, việc đầu tiên mà bạn nên làm là tiêu thụ ngay một số món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo hay những thực phẩm có khả năng thấm hút axit dịch vị như bánh mì, cơm. Đồ ăn sẽ làm dịu các cơn co thắt và trung hòa lượng acid dịch vị.
Uống nước ấm: một tách trà hoa cúc, trà gừng hoặc nước muối pha loãng có thể làm giảm cảm giác khó chịu do đau dạ dày khi đói. Chúng có khả năng trung hòa, làm loãng axit dịch vị để giảm cơn đau.
Ăn bữa nhỏ hơn và thường xuyên hơn: Nếu bạn hay bị đau bụng mỗi khi đói, hãy chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn. Trải đều lượng thức ăn đưa vào cơ thể trong ngày sẽ giúp cho dạ dày không khi nào ở trạng thái rỗng.
Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm có nhiều đường, muối, chất béo và chất kích thích có hại cho dạ dày. Thay vào đó, nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả để tăng cường sức khỏe, đề kháng và bảo vệ hệ tiêu hóa tốt nhất.
Bánh mì có thể hút bớt acid dịch vị và giảm cơn đau bụng khi đói
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Nằm nghỉ ngơi: Sau khi ăn nhẹ, không nên hoạt động hay tiếp tục làm việc ngay mà nên nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi cho tới khi không còn cảm thấy đau bụng và cảm giác cồn cào không còn.
Chườm nóng: Chườm bụng bằng nước nóng hoặc muối hột rang có tác dụng cải thiện lưu thông máu, làm dịu cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể kết hợp cùng với việc thực hiện các động tác massage quanh vị trí đau để giảm đau nhanh chóng hơn.
Ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng: Tránh căng thẳng, stress là một trong những cách giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày và đau bụng khi đói. Một giấc ngủ ngon góp phần giúp cơ thể phục hồi và điều hòa lại các hormon theo nhịp sinh học bình thường. Việc thiếu ngủ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng và căng thẳng hơn trong suốt cả ngày hôm sau.
Dùng thuốc dạ dày có thành phần từ thảo dược
Với tình trạng đau dạ dày khi đói do bệnh dạ dày, người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc dạ dày Đông y có thành phần từ bán hạ, cam thảo, chè dây, can khương, hương phụ, khương hoàng, mộc hương, trần bì…
Bài thuốc có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, thường dùng để
điều trị các tình trạng viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị; rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ hơi, ợ chua.
Hiện nay, bài thuốc đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt GMP-WHO, tạo nên Thuốc Dạ Dày dạng viên nén tiện sử dụng.
Thuốc Dạ Dày dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Dược sĩ Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/vi-sao-bi-dau-bung-khi-doi-loi-khuyen-tu-chuyen-gia-n27722.html
Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, thuốc
DẠ DÀY NHẤT NHẤT
Điều trị:
Viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị.
Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ hơi, ợ chua.
Thành phần: (cho 1 viên nén bao phim)
370mg cao khô hỗn hợp tương đương với: Bán hạ (Rhizoma Pinelliae) 270mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 630mg, Chè dây (Folium Ampelopsis) 945mg, Can khương (Rhizoma Zingiberis) 360mg, Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 720mg, Khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) 720mg, Mộc hương (Radix Saussurea lappae) 45mg, Trần bì (Percicarpium Citri reticulatae perenne) 90mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng:
Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Cách dùng, liều dùng:
Nên uống vào lúc đói.
Người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên: ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em dưới 15 tuổi: theo chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định:
Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao, loét dạ dày thể nhiệt, rối loạn tiêu hóa thể nhiệt, viêm dạ dày do HP, người thể nhiệt.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (miễn phí). Fax: (0272) 3817337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18e/2023/XNQC/YDCT
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Dạ Dày Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
|