Bỏng là một tai nạn mà chúng ta rất dễ gặp phải trong đời sống hàng ngày. Trong trường hợp vết bỏng bị vỡ hãy áp dụng ngay các mẹo sau để giúp giảm đau và nhanh lành vết thương.
Áp dụng một số mẹo chữa vết bỏng bị vỡ nước ngay tại nhà
Các nguyên nhân gây ra bỏng
Bỏng là tổn thương mô do nhiệt, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc các bức xạ khác hay có thể do tiếp xúc với hóa chất, điện. Thông thường phần lớn trường hợp bỏng là một vấn đề y tế nhỏ nhưng cũng có nhiều trường hợp vết bỏng sâu và rộng có thể đe dọa tính mạng.
Một số nguyên nhân gây ra bỏng bao gồm:
-
Do lửa
-
Bỏng nước sôi hoặc hơi nước nóng
-
Kim loại nóng, thủy tinh hoặc các vật thể khác
-
Dòng điện
-
Bức xạ như tia X
-
Ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn bức xạ cực tím khác như giường tắm nắng
-
Một số loại hóa chất như axit mạnh, dung dịch kiềm…
Phương pháp phòng ngừa bị bỏng
Nên để tay cầm nồi hay chảo xoay vào trong khi đang làm bếp để tránh tai nạn bỏng với trẻ
Dân gian có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nên để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình cần cẩn thận trong khi tiếp xúc với nguồn nhiệt. Bạn cũng nên áp dụng các biện pháp an toàn để phòng trường hợp hỏa hoạn.
Hãy bỏ túi các mẹo sau để phòng tránh bỏng:
-
Để các loại chất lỏng nhiệt độ cao hay hơi nước nóng ở ngoài tầm với của trẻ nhỏ.
-
Xoay tay cầm của chảo hướng vào bên trong bếp để cho trẻ hay người lớn ít có khả năng làm đổ chúng hơn.
-
Lắp đặt thiết bị báo khói ở mọi tầng trong nhà, trong phạm vi nghe ở tất cả các phòng ngủ.
-
Kiểm tra định kỳ từng tháng xem chuông báo khói có hoạt động không.
-
Đảm bảo các thành viên trong gia đình đều biết kế hoạch thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn.
-
Giữ các loại hóa chất độc hại ngoài tầm tay của trẻ em.
-
Hướng dẫn trẻ sử dụng bình nóng lạnh đúng cách.
-
Che kĩ da dưới ánh nắng trực tiếp và thoa kem chống nắng để phòng bị cháy nắng.
Hướng dẫn cách sơ cứu vết bỏng
Nếu không may bị bỏng, bạn nên thực hiện ngay các bước sơ cứu cơ bản để ngăn
vết bỏng bị phồng rộp lớn.
Đối với vết bỏng nhẹ:
-
Ngâm ngay vết bỏng dưới vòi nước mát trong 10 phút
-
Nhẹ nhàng lau khô vết bỏng bằng khăn sạch
-
Băng kín vết bỏng bằng băng vô trùng không dính
Đối với vết bỏng có diện tích lớn và sâu thì nên gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong thời gian chờ xe cứu thương thì nên sơ cứu cho người bị bỏng bằng cách:
-
Nâng vùng bị bỏng lên trên tim, nâng cao nhất có thể
-
Đắp một miếng vải ẩm, mát, sạch lên vùng da bị tổn thương
-
Nằm thẳng, nâng cao bàn chân và giữ ấm phần còn lại của cơ thể để tránh bị sốc
-
Không chườm nước đá lên vết bỏng để tránh sốc nhiệt
Chú ý, bạn nên tránh áp dụng các phương pháp trị bỏng truyền miệng như: sử dụng nước mắm, bôi kem đánh răng lên vết bỏng, dùng giấm,… Đây đều là các phương pháp chưa được nghiên cứu về tác dụng cụ thể nên khi dùng có thể dễ gây nhiễm trùng da rất nguy hiểm.
Vết bỏng bị vỡ là như thế nào?
Vết bỏng bị vỡ hay bể vết bỏng là khi phần da ở bọng nước bị rách
Vết bỏng bị phồng rộp là hiện tượng thường gặp ở nhiều trường hợp bị bỏng từ nhẹ tới nặng. Trên bề mặt vết bỏng sẽ xuất hiện bọng nước căng ra. Trong bọng nước này chứa đầy huyết thanh vô khuẩn để hỗ trợ quá trình cơ thể tái tạo lớp thượng bì thay thế cho phần da bị bỏng. Phần da bị phồng này tuy không thẩm mỹ nhưng lại chính là lớp bảo vệ cho da khỏi bị nhiễm trùng và nhiều biến chứng bỏng khác.
Cho dù bạn băng kín vết bỏng ngay sau khi xảy ra tai nạn vẫn có thể xuất hiện vết phồng rộp trên da.
Vết bỏng bị vỡ hay bể vết bỏng là khi phần da ở bọng nước bị rách và tràn dịch ở vùng này ra ngoài. Nếu như bị vỡ sớm ngay khi mới bị bỏng ngoài gây ra cảm giác đau rát rất khó chịu lại kèm theo nguy cơ bị nhiễm trùng vết bỏng. Bởi làn da bị tổn thương mất đi lớp hàng rào bảo vệ nên rất dễ bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập.
>> Xem thêm Nên rửa vết bỏng vỡ bằng gì cho an toàn và không để lại sẹo?
Cách xử lý khi vết bỏng bị vỡ
Vết bỏng có bọng nước bị vỡ nên được băng kín lại
Khi nốt bỏng bị vỡ thường gây ra cảm giác đau đớn và rát ở vết thương. Do mất đi lớp hàng rào bảo vệ nên bạn cần chú ý chăm sóc vết bỏng kĩ hơn để tránh nhiễm khuẩn.
Nên chú ý cách chăm sóc vết bỏng sau khi bị vỡ cần:
-
Ngay khi vết bỏng bị vỡ hãy dùng bông sạch lau xung quanh và rửa sạch vết thương
-
Vệ sinh vết bỏng bằng dung dịch rửa vết bỏng chuyên dụng
-
Bôi kem cho vết bỏng (có thể dùng kem mỡ kháng sinh theo đơn của bác sĩ)
-
Sử dụng băng tiệt trùng để dán lên vết bỏng và băng kín
Bạn nên sử dụng băng vô trùng và băng kín lên vùng da bị bỏng để ngăn ngừa nhiễm trùng trên da, không được gãi cũng như chạm vào vùng da bỏng.
Nếu như bạn có dấu hiệu viêm nhiễm như vết thương có hiện tượng đỏ rát, sưng phồng, thâm đen, có mủ, sốt, đau đớn,… thì bạn nên tới khám bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời.
Mẹo từ tự nhiên chữa viết bỏng bị vỡ nước
Ngoài việc vệ sinh da mỗi ngày thì bạn có thể tham khảo bôi lên bề mặt da bị bỏng loại kem từ thảo dược tự nhiên. Từ các thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm như lá trà xanh, lô hội, lá trầu không,… kem bôi da giúp giảm ngứa, giảm đau, tiêu viêm. Bôi kem đều đặn lên nốt bỏng bị vỡ sẽ hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ liền vùng da bị tổn thương, ngừa sẹo hiệu quả. Tiêu biểu như Kem thảo dược được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP-WHO.
Cách sử dụng như sau:
-
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
-
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
-
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
Kem thảo dược có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Kem Nhất Nhất
Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành
Thành phần:
Lá trầu không, Lá đào, Bạch chỉ, Lá lấu, Hoàng bá, Xoan trà, Trà xanh, Lô hội, Dầu vừng. Phụ liệu: Propylen glycol, methyl paraben, propyl paraben, parafin, cetyl alcohol, glycerol monostearate, polyethylene glycol stearate, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
• Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
• Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
• Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
• Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
• Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng:
- Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 3-4mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
- Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
- Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
- Mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, nấm ngứa, viêm da, giời leo (zona), vẩy nến, eczema, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
|