Ăn gì để diệt vi khuẩn HP là vấn đề quan tâm của nhiều người bởi chế độ ăn đúng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Ăn gì để diệt vi khuẩn HP là mối quan tâm của nhiều người
Vài nét về vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn tồn tại tốt trong môi trường dịch vị thông qua việc tiết ra enzyme urease để trung hòa acid. Hàng triệu người sống chung với vi khuẩn này trong dạ dày mà không gặp bất kỳ vấn đề gì, nhưng nếu chúng bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát, thì dạ dày có thể bị tổn thương.
Vi khuẩn HP có thể phá vỡ lớp nhầy phủ bảo vệ bên trong dạ dày của một số người và gây viêm. Điều này có thể dẫn đến viêm dạ dày hoặc
viêm loét dạ dày tá tràng.
Vi khuẩn HP có thể lây lan qua thức ăn và nước uống không sạch, hoặc qua tiếp xúc với nước bọt của người bị bệnh và các chất dịch cơ thể khác.
Vi khuẩn HP sống tốt trong môi trường acid dạ dày
Ăn gì để diệt vi khuẩn HP?
Một số thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể giúp ức chế sự phát triển, sinh sôi của
vi khuẩn HP trong dạ dày. Bổ sung các thực phẩm này vào chế độ ăn, kết hợp với việc dùng thuốc điều trị giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy ăn gì để diệt vi khuẩn HP?
Thực phẩm có chứa lợi khuẩn
Để điều trị vi khuẩn HP, các bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh, có thể kết hợp nhiều loại kháng sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công trong khoảng 65-90%. Việc điều trị có thành công hay không phụ thuộc lớn vào sự tuân thủ của bệnh nhân và tình trạng kháng kháng sinh. Hơn nữa, do dùng một lượng lớn kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ra sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến rối loạn tiêu hóa do thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt. Nhiều bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc các rối loạn khác đã ngừng uống thuốc hoặc lơ là trong việc điều trị.
Để giảm các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, người bệnh có thể bổ sung lợi khuẩn nhằm hỗ trợ thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột. Bổ sung lợi khuẩn còn được chứng minh là giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP tốt hơn.
Trong một nghiên cứu thực hiện trên 160 bệnh nhân nhiễm HP được chia thành 2 nhóm. Một nhóm điều trị phác đồ kết hợp 3 kháng sinh đồng thời dùng sữa chua chứa lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium trong 1 tuần, sau đó dùng sữa chua tiếp tục trong 4 tuần sau khi điều trị. Nhóm còn lại chỉ điều trị bằng 3 loại kháng sinh.
Kết quả cho thấy: Nhóm điều trị phác đồ kháng sinh kết hợp với sữa chua có tỷ lệ tiệt trừ HP cao hơn so với nhóm chỉ điều trị bằng kháng sinh.
Nghiên cứu này cũng phần nào giải đáp cho thắc mắc ăn gì để diệt vi khuẩn HP.
Sữa chua giúp hỗ trợ diệt vi khuẩn HP hiệu quả
Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa nói chung và trong các bệnh dạ dày liên quan đến HP nói riêng. Vậy trong các loại rau xanh, ăn gì để diệt vi khuẩn HP?
Bông cải xanh (súp lơ) có chứa một hợp chất được gọi là sulforaphane có thể có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Nghiên cứu trên chuột và người cho thấy rằng hợp chất này có tác dụng giảm tình trạng viêm dạ dày và làm giảm sự xâm nhập của vi khuẩn HP cũng như các tác động của nó.
Sulforaphane trong bông cải xanh có hiệu quả chống lại HP
Các loại trái cây
Một số loại trái cây rất giàu các chất chống oxy hóa. Các chất này giúp kiểm soát, tiêu diệt các gốc tự do, từ đó hạn chế các quá trình viêm trong cơ thể. Một số chất chống oxy hóa như acid ellagic, revaratrol tồn tại trong một số loại quả mọng như dây tây đã được chứng minh tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn HP trong cơ thể.
Các chất chống oxy hóa trong dâu tây ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn HP
Điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Đông-Tây y
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cần tuân thủ điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Bởi vi khuẩn HP rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng và triệt để.
Ngoài các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, người bệnh cũng nên tham khảo thuốc dạ dày Đông y giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả hơn, ngăn ngừa và hạn chế bệnh dạ dày tái phát.
DS Phan Thu Hiền
Theo Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/an-gi-de-diet-vi-khuan-hp-hieu-qua-4Xhl06CGg.html
Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất
Nguồn gốc thảo dược
• Trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, đau rát vùng thượng vị.
• Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ.
Thành phần: (cho 1 viên nén bao phim)
370 cao khô tương đương: Bán hạ (Rhizoma Pinelliae) 270mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 630mg, Chè dây (Folium Ampelopsis) 945mg, Can khương (Rhizoma Zingiberis) 360mg, Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 720mg, Khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) 720mg, Mộc hương (Radix Saussurea lappae) 45mg, Trần bì (Percicarpium Citri reticulatae perenne) 90mg. Tá dược vừa đủ 1 viên
Tác dụng – Chỉ định:
Tác dụng: Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Liều dùng - Cách dùng: Nên uống vào lúc đói
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Chống chỉ định: Trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật do sốt cao, loét dạ dày thể nhiệt và rối loạn tiêu hóa thể nhiệt.
Tác dụng không mong muốn: Chưa có báo cáo. Thông báo cho bác sĩ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc
Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc: Chưa có báo cáo.
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Thận trọng khi sử dụng.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc thường không gây ảnh hưởng.
Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác: Chưa có báo cáo
Quá liều và xử lý: Khi dùng thuốc quá liều có thể gặp một số tác dụng phụ, sử dụng đúng liều các tác dụng phụ sẽ hết.
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Tiêu chuẩn chất lượng: Đạt TCCS
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|