Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lí khi tình trạng máu lên não
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lí khi tình trạng máu lên não không đủ khiến tế bào thần kinh không đủ năng lượng hoạt động ảnh hưởng đến cấu trúc, sự tồn tại và hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Thiểu năng tuần hoàn não thường xảy ra ở độ tuổi trung niên trở lên. Tuy nhiên, những năm gần đây, hiện tượng thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến.
Thiểu năng tuần hoàn não là gì?
Về mặt giải phẫu, não bộ được tưới máu bởi hai nguồn động mạch chính là: hệ động mạch cảnh ở phía trước, có nhiệm vụ chi phối toàn bộ phần lớn bán cầu đại não và hệ động mạch đốt sống thân nền ở phía sau. Ở người bình thường, lưu lượng máu tưới lên não là 55ml máu/100g não/phút, khi lưu lượng máu đến não quá thấp, dưới 20ml/100g não/phút thì gây ra hiện tượng thiếu máu não, gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não.
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay
Ngày nay, với áp lực lớn từ công việc, cuộc sống cùng với thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh và các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, nhiễm mỡ máu, thừa cân, béo phì, nghiện rượu, thuốc lá… đang khiến cho chứng bệnh này có xu hướng gia tăng.
>> Xem thêm Bật mí lời giải cho câu hỏi "Thiếu máu não có nguy hiểm không?"
Thực trạng thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ
Mặc dù được coi là “căn bệnh tuổi già” nhưng ngày nay, chứng thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ cũng khá phổ biến. Nguyên nhân làm cho tình trạng thiểu năng tuần hoàn não ở người trẻ tăng cao là do:
-
Thường xuyên làm việc trí óc căng thẳng.
-
Stress vì áp lực cuộc sống, công việc, gia đình.
-
Lối sống thụ động, phụ thuộc nhiều vào máy móc phương tiện, ít vận động, ít luyện tập thể dục thể thao.
-
Chế độ ăn giàu đạm, giàu béo.
-
Chưa có thói quen quan tâm đến các thay đổi về sức khỏe.
Thiểu năng tuần hoàn não nên ăn gì?
Thiểu năng tuần hoàn não có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn mắc các bệnh mãn tính như xơ vữa hoặc xơ cứng mạch máu làm hẹp lòng mạch máu khiến lượng máu lên não bị giảm, thoái hóa đốt sống cổ chèn ép các mạch máu dẫn lên não, bệnh tăng huyết áp, bệnh máu nhiễm mỡ, đường, các bệnh về tim mạch như van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận…
Nhưng dù là nguyên nhân gì, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phòng chống, điều trị và phục hồi của bệnh nhân. Áp dụng các giải pháp nhằm tăng tổng lượng và chất lượng máu của cơ thể, cải thiện khả năng tuần hoàn máu lên não là rất cần thiết. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn thực phẩm cần thiết cho quá trình tạo máu, ít cholesterol để tránh nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
Bổ sung một số loại thịt giúp tái tạo hồng cầu bổ máu
- Thịt: Một số loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt trâu, thịt dê thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, bổ máu. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều thịt cũng gây nên hàm lưọng cholesterol lớn có hại cho sức khỏe. Do đó, để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên duy trì ăn thịt khoảng 3 bữa/1 tuần/1 khẩu phần ăn.
- Hải sản: Hầu hết các loại hải sản đều cung cấp lượng sắt rất dồi dào. Cá hồi, cá ngừ, cá thu là nguồn cung cấp omega-3 giúp giảm triệu chứng đau đầu cho người bệnh.
- Mật ong: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mật ong có chứa hàm lượng chất sắt và mangan lớn giúp cân bằng huyết sắc tố và các huyết cầu đỏ giúp đẩy lùi các bệnh về não.
Mật ong có chứa hàm lượng chất sắt và mangan lớn giúp cân bằng huyết sắc tố
- Rau xanh, trái cây: súp lơ xanh, rau cải bó xôi, cải xoong, cải xoăn, rau cần tây, rau đay, rau ngót, cà rốt, bí ngô,… chứa nhiều vitamin C, protein, carotene, sắt, canxi, kẽm giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, bổ máu, tăng cường lưu thông máu lên não. Một số loại trái cây giàu vitamin C là cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, đu đủ, dưa hấu, xoài,…
-
Các loại dầu thực vật: Dầu có nguồn gốc từ các loại hạt như quả hạnh, óc chó, hạt thông, hạt lanh, oliu,… mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch nhờ giàu chất xơ, vitamin E, sterol thực vật, L-arginin, chất béo không bão hòa, omega-3. Người bệnh cũng nên giảm chất béo no trong chế độ ăn hằng ngày từ dầu mỡ động vật để tránh mảng xơ vữa tiến triển và làm xấu đi tình tình trạng bệnh tim mạch.
>> Xem thêm Giải pháp tăng cường máu lên não cho cơ thể khỏe mạnh
Thiểu năng tuần hoàn não uống thuốc gì?
Hiện nay, thuốc tân dược điều trị cho thiểu năng tuần hoàn não bao gồm: thuốc giảm đau (paracetamol), thuốc điều trị hỗ trợ cho tuần hoàn não (cavinton, piracetam, praxilen...), thuốc tăng cường xung động thần kinh (các vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12)... Tuy nhiên, khi được bác sĩ kê đơn dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý: Tuân thủ dùng thuốc theo đơn (về liều lượng, số lần dùng trong ngày, các chú ý đặc biệt khi uống thuốc, thời gian dùng thuốc) để tránh những tác dụng phụ của thuốc. Trong quá trình dùng thuốc cần để ý cơ thể xem có những triệu chứng bất thường xảy ra không vì rất có thể là do các tác dụng phụ của thuốc...
Đông y từ lâu đã được dùng trong điều trị thiếu máu não. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo các bài trong sách thì khó mà có được sản phẩm hiệu quả vượt trội. Dù rất hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc bí truyền kỳ diệu như bài hoạt huyết bí truyền của một lương y ở Tây Nguyên. Hiện bài thuốc này, được chuyển giao cho một Nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO sản xuất thành
thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, đã có mặt tại các hiệu thuốc.
Nguyễn Trang
Theo Đời sống Plus/GĐVN