Đầy hơi, khó tiêu gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi, không muốn làm gì. Tìm hiểu nhanh các loại thuốc chữa đầy hơi, khó tiêu nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.
Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi
Bị đầy hơi, khó tiêu thường xuyên là một trong những biểu hiện cảnh báo vấn đề về đường tiêu hóa. Trước khi tìm hiểu các loại thuốc chữa đầy hơi, khó tiêu hiệu quả, cần hiểu rõ tình trạng đầy hơi là như thế nào, khó tiêu là gì, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này.
Khó tiêu, đầy hơi là gì?
Đầy hơi là tình trạng khí bị tích tụ trong dạ dày và ruột khiến cho bụng luôn cảm thấy bị đầy, trương lên, tức bụng, căng bụng. Nếu để tình trạng đầy hơi tích tụ, người bệnh sẽ có cảm giác khó tiêu vì không thể chứa thêm thức ăn, và có cảm giác buồn nôn nếu cố nạp thêm thức ăn vào.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi khó chịu
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do hệ thống tiêu hóa kém, làm giảm chức năng co bóp của dạ dày, hoặc do dạ dày sản xuất ra quá nhiều acid dịch vị, hoặc do các vấn đề bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, do nhiễm vi khuẩn HP, ung thư dạ dày hoặc do dùng một số loại thuốc chữa bệnh. Tùy từng nguyên nhân gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp để giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh.
>> Xem thêm Đầy bụng, buồn nôn thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Loét dạ dày tá tràng có thể gây đầy hơi, khó tiêu
Các loại thuốc cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giúp cải thiện tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu 4 nhóm thuốc chính thường được bác sĩ chỉ định:
1. Thuốc giúp giảm acid dịch vị
Trong trường hợp người bệnh bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu do dư thừa acid dịch vị, người bệnh có thể được dùng một số loại thuốc sau:
Thuốc kháng acid
Đây là thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giúp giảm nhanh các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi nghẹn cổ, khó tiêu do dư thừa acid dịch vị gây ra. Các loại thuốc này thành phần chính thường chứa nhôm, magie hoặc cả hai như phosphalugel, maalox…. giúp kháng acid tại chỗ và không hấp thụ vào máu nên ít gây tác dụng toàn thân.
Tuy nhiên, thuốc kháng acid chứa magie lại gây tác dụng phụ là nhuận tràng và thuốc chứa nhôm lại gây táo bón, vì vậy bác sĩ sẽ thường cho bệnh nhân dùng các chế phẩm có cả hai muối magie và nhôm để giảm tác dụng phụ không mong muốn, đồng thời sẽ yêu cầu bệnh nhân sự dụng thuốc vào sau bữa ăn 1-3 tiếng và uống trước khi đi ngủ, có thể dùng 3-4 lần trong ngày hoặc nhiều hơn.
Thuốc kháng histamin H2
Một số loại thuốc giúp kháng H2 như cimetidin, famotidin, ranitidin, nizatidin… có tác dụng ức chế dạ dày bài tiết acid ngay cả khi đói lẫn khi dạ dày bị kích thích bởi thức ăn, từ đó giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, trong đó có cả biểu hiện gồm chướng bụng, đầy hơi nghẹn cổ, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
Tuy nhiên loại thuốc này gây ảnh hưởng đến dạ dày, nên khi được bác sĩ chỉ định dùng, người bệnh cần phải đọc kỹ hướng dẫn, tránh dùng sai có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Ví dụ như cimetidin có thể tương tác với một số thuốc khác vì nó gây ức chế chuyển hóa thuốc qua con đường oxy hóa ở gan, dẫn đến chậm thải trừ và tăng nồng độ của một số thuốc khác trong máu, vì vậy khi dùng cimetidin phải tránh dùng với các loại thuốc chuyển hóa qua con đường này.
Thuốc ức chế bơm proton PPI
Các loại thuốc trong nhóm này như omeprazol, lansoprazol, pantoprazol… có tác dụng ức chế dạ dày sản sinh acid từ đó giúp giảm acid dịch vị, làm giảm các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi khó chịu.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này chứa nhiều tác dụng phụ như có thể khiến người bệnh đau đầu, buồn nôn, nổi mẩn. Ngoài ra thuốc cũng làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12, vì vậy thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn với liều lượng thấp, không được dùng lâu dài vì có thể gây ra nhiều vấn đề do thiếu hụt vitamin B12 như suy giảm trí nhớ, tê cứng tay chân, vị giác thay đổi, rối loạn thị giác… Nên dùng thuốc tốt nhất trước bữa ăn 30 phút, để giúp thuốc có đủ thời gian ức chế acid dạ dày ngay trước khi nạp thêm thức ăn.
>> Xem thêm Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách điều trị hiệu quả
Thuốc ức chế bơm proton PPI làm giảm các triệu chứng đầy hơi khó chịu
2. Thuốc điều hòa co bóp dạ dày
Nhóm thuốc này được sử dụng khi dạ dày làm việc không hiệu quả, co bóp kém dẫn đến quá trình chuyển đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột chậm, làm bụng bị đầy hơi, khó tiêu. Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến là cisaprid, metoclopramid… giúp kích thích, điều hòa và phục hồi nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng tồn tại một số tác dụng phụ như gây tiêu chảy, buồn ngủ, mệt mỏi, yếu cơ và hay gây đau đầu, buồn nôn.
>> Xem thêm Ợ chua là gì? Cách khắc phục hiệu quả
3. Thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Đối với người bị chướng bụng, đầy bụng, khó tiêu do thiếu men tiêu hóa, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại men tiêu hóa như alipase, festal, neopeptine... để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Lưu ý khi dùng các loại men này cần phải dùng trong lúc no, sau bữa ăn khoảng 1 tiếng và chỉ nên dùng tối đa trong 2 tuần, để tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tránh
loét dạ dày.
Ngoài ra, loạn khuẩn đường ruột cũng có thể gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, chậm tiêu, phân sống… Người bệnh cũng có thể được bác sĩ chỉ định dùng thêm một số loại men vi sinh giúp bổ sung vi khuẩn có ích, ức chế các vi khuẩn có hại, từ đó giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, hạn chế các dấu hiệu trên.
Dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa để cải thiện đầy hơi, khó tiêu
4. Thuốc dạ dày Đông y
Trong trường hợp bị các vấn đề như viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính hoặc bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng… người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thuốc Đông y để mang lại hiệu quả điều trị lâu dài và an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ.
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp điều trị bệnh dạ dày, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu quả cao. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc Đông y bí truyền hiệu quả thực sự, giúp điều trị căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát. Tiêu biểu là bài thuốc hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Bài thuốc này giúp khí lưu thông, trung hòa dịch vị acid, giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, giúp giảm đau dạ dày, làm lành vết loét dạ dày, giúp cải thiện chức năng co bóp của dạ dày và ngăn ngừa, hạn chế bệnh tái phát.
Bài thuốc này hiện đã được chuyển giao và sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt tiêu chuẩn GMP-WHO dưới dạng viên nén tiện dụng. Người bệnh có thể tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc để sớm loại bỏ tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu do viêm loét dạ dày, tá tràng, hoặc rối loạn tiêu hóa gây ra.
Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/bi-day-hoi-kho-tieu-nen-dung-thuoc-gi-de-cai-thien-n2885.html
THUỐC DẠ DÀY NHẤT NHẤT
Nguồn gốc thảo dược
● Trị viêm loét dạ dày, hành tá tráng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị.
● Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ.
Thành phần (cho một viên nén bao phim): Bán hạ (Rhizoma Pinelliae) 270mg, Cam thảo (Radix Glycyrrhizae) 630mg, Chè dây (Folium Ampelopsis) 945mg, Can khương (Rhizoma Zingiberis) 360mg, Hương phụ (Rhizoma Cyperi) 720mg, Khương hoàng (Rhizoma Curcumae longae) 720mg, Mộc hương (Radix Saussurea lappae) 45mg, Trần bì (Percicarpium Citri reticulatae perenne) 90mg. Tá dược vừa đủ 1 viên
Tác dụng: Hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống.
Chỉ định:
- Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính, đau rát ở vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, ăn uống chậm tiêu, ăn không ngon.
Liều dùng: Nên uống vào lúc đói. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
|