Tìm cách chữa ho cảm cúm cho bà bầu mà không gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và con là điều nan giải. Bởi rất nhiều loại thuốc cảm, thuốc ho chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Trị ho cảm cúm cho mẹ bầu không dùng thuốc
Nguy hiểm khi bà bầu bị ho cảm cúm
Bà bầu bị ho cảm cúm cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.
Ở 3 tháng đầu – giai đoạn hình thành các bộ phận của cơ thể thai nhi - virus cúm từ cơ thể mẹ có thể xâm nhập qua nhau thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, làm tăng nguy cơ dị tật hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh. Người mẹ bị sốt cao kết hợp với độc tính của virus cúm còn có thể kích thích tử cung gây sảy thai, thai lưu.
Ở 3 tháng cuối thai kỳ bị cúm có khả năng làm tăng khả năng sinh non, nên cũng khá nguy hiểm.
Ở 3 tháng giữa thai kỳ, bị cúm khi mang thai không gây nhiều nguy hại, bởi lúc này em bé đang dần ổn định. Tuy vậy, những triệu chứng ho cảm cúm lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Ho nhiều đôi khi còn gây đau tức mạng sườn, căng cơ bụng, són tiểu do co cơ bụng làm suy yếu sàn chậu.
>> Xem thêm Phương pháp đơn giản giảm ngay viêm họng ở phụ nữ mang thai
Bà bầu bị ho, cảm cúm có thể gây hại cho thai nhi
Cách chữa ho cảm cúm cho bà bầu không dùng thuốc
Khi bị cúm, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc bởi nhiều loại thuốc gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Trong trường hợp các triệu chứng nặng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu nên đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc an toàn, hiệu quả. Nếu không đi khám được, thì có thể gọi điện cho bác sĩ để xin tư vấn.
Trong trường hợp các triệu chứng nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị như dưới đây, để giảm các triệu chứng khó chịu.
Hạ sốt không dùng thuốc
Mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số biện pháp
hạ nhiệt không dùng thuốc an toàn như dùng miếng dán hạ sốt (miếng dán lạnh), tắm nước ấm, uống nhiều đồ uống mát, giữ quần áo và giường ngủ sạch sẽ. Miếng dán hạ sốt có thể dán trên trán, nách hoặc bẹn để hấp thụ nhiệt, tạo cảm giác dễ chịu hơn.
Trị cảm bằng cháo hành, tía tô
Ăn một bát cháo hành, tía tô sẽ giúp giải cảm, giảm cảm giác buồn nôn, đau họng. Ngoài cháo hành, bà bầu cũng nên ăn cháo gà, súp gà vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giúp giảm viêm. Ăn cháo và súp ấm nóng còn giúp làm ấm cơ thể, làm loãng dịch nhầy, nhờ vậy cũng sẽ giúp giảm nghẹt mũi.
>> Xem thêm Nghẹt mũi một bên luân phiên là bệnh gì?
Trị cảm bằng tỏi
Tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên, giúp sát khuẩn và giảm viêm rất tốt. Trị cảm cúm bằng tỏi cũng là giải pháp tự nhiên được nhiều bà bầu áp dụng. Để sử dụng tỏi, có thể đập dập tỏi rồi xào rau; hoặc ngâm tỏi với giấm; hoặc ngâm tỏi với mật ong rồi pha uống như uống trà.
Tỏi được coi là kháng sinh tự nhiên, giúp trị ho cảm cúm cho bà bầu rất tốt
Xịt mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Khi bị nghẹt mũi, sổ mũi gây khó thở, chị em có thể xịt mũi và rửa mũi để đào thải dịch nhầy trong mũi xoang. Nhưng lưu ý là nên dùng nước muối sinh lý để làm sạch tốt hơn và dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, tránh dùng xilanh bởi áp lực cao có thể gây đau mũi và đau tai.
Xông hơi giảm nghẹt mũi
Để làm giảm nghẹt mũi, bạn cũng có thể xông hơi mặt bằng cách để 1 bát nước nóng trên bàn, nhỏ thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp (hoặc tinh dầu tràm, oải hương) rồi cúi mặt gần bát nước nóng.
Trùm khăn kín đầu để hít hơi nước bốc lên, hơi nước ấm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi để xì ra dễ hơn. Một số mùi hương tinh dầu có thể giúp hỗ trợ giảm viêm, chống virus (khuynh diệp, tràm) và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi (oải hương).
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối không nên áp dụng cách này, vì xông hơi và dùng tinh dầu có thể ảnh hưởng đến em bé và kích thích co bóp tử cung.
Trị ho cảm cúm cho mẹ bầu bằng trà chanh, mật ong
Mật ong có tính sát khuẩn, chanh giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Uống trà chanh mật ong ấm sẽ giúp sát khuẩn vòm họng, làm dịu cổ họng đau rát, đồng thời uống trà cũng giúp bổ sung nước, ngăn ngừa dịch nhầy và đờm khô đặc.
Ngoài trà chanh mật ong, bạn cũng có thể nhâm nhi một vài loại trà thảo dược khác như trà hoa cúc giúp an thần, trà gừng giải cảm, trà atiso đỏ giúp bổ sung vitamin, tăng cường giải độc.
>> Xem thêm Sổ mũi khi mang thai khắc phục như thế nào?
Uống trà chanh mật ong giúp giảm đau họng, giảm ho
Dùng xịt họng thảo dược để giảm ho, giảm viêm họng
Để giảm đau họng, viêm họng và ho, bà bầu có thể dùng dung dịch xịt họng thảo dược dạng phun sương có vòi xịt dài. Vòi xịt dài sẽ đưa dung dịch đến vùng hầu họng, có tác dụng tại chỗ.
Dung dịch Xịt Họng an toàn với cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, là dung dịch xịt họng thảo dược được nhiều người tin chọn. Do thành phần thảo dược an toàn nên bà bầu có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ giảm ho, giảm viêm họng, đau họng.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại
Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất
Thành phần:
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào, natri benzoate, tinh dầu bạc hà, nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
- Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Có thể xịt nhiều từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như nhau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337
|