Rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày gây đau bụng, chướng bụng, sôi bụng, ăn uống không tiêu, khiến không ít người khổ sở. Làm sao để giảm rối loạn tiêu hóa do dạ dày?
Rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày khiến không ít người phiền não
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Tiêu hóa là quá trình phá vỡ và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng đi qua thành ruột rồi vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Quá trình tiêu hóa bắt đầu ở miệng, thức ăn được nghiền nhỏ rồi xuống dạ dày.
Tại đây, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị, axit để tiêu hóa thức ăn. Sau đó, thức ăn sẽ đi vào ruột non. Enzyme được tiết ra để biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ vào máu.
Rối loạn tiêu hóa là bất kỳ sự trục trặc nào xảy ra trong quá trình này, khiến thức ăn không được tiêu hóa thành công. Khi có sự bất thường ở ống tiêu hóa, cơ thể sẽ có dấu hiệu cảnh báo.
>> Xem thêm Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, làm gì cho nhanh hết?
Rối loạn tiêu hoá triệu chứng cảnh báo
Rối loạn tiêu hóa thường có các triệu chứng như:
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh cần xác định đâu là nguyên nhân gây ra để điều trị thì mới có hiệu quả.
Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày
Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn tiêu hóa
Sự trục trặc xảy ra tại đường tiêu hóa khiến chức năng tiêu hóa kém thường là do thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bệnh dạ dày hay bệnh đường ruột. Trong đó, bệnh dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhưng ít người nghĩ đến.
Rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày có đặc điểm nhận biết là:
-
Đau bụng vùng trên rốn (vùng thượng vị), có thể kèm theo nóng rát
-
Khó tiêu, chướng bụng, cảm giác căng tức bụng sau khi ăn
-
Cơn đau thường xuất hiện kèm buồn nôn
-
Đi ngoài sau khi ăn khoảng 60 phút
-
Phân lỏng kèm theo mùi hôi khó chịu nhưng không có chất nhầy
Nguyên nhân là dạ dày bị tổn thương, thức ăn sau khi đưa vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa hoàn toàn. Từ đó, có thể gây ra áp lực lên ruột non và ruột già, gây rối loạn nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy, phân có mùi hôi khó chịu và có màu sắc khác thường.
>> Xem thêm Trẻ em rối loạn tiêu hóa uống men vi sinh Bio Vigor được không?
Điều trị rối loạn tiêu hóa tiêu chảy do bệnh dạ dày
Bệnh dạ dày xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt và việc dùng thuốc không đúng chỉ định… Do vậy, để điều trị rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày, cần kết hợp cả thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc.
Rối loạn tiêu hóa điều trị bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân.
Thông thường, nếu kết hợp tốt việc dùng thuốc và kiểm soát chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Người bệnh dạ dày cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn đồ tái, sống, hạn chế ăn ở hàng quán ven đường, hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, cắt giảm đồ uống có cồn. Nên ăn các món dễ tiêu hóa. Trong khi ăn, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói và xem tivi.
Bị rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày nên ăn các món dễ tiêu
2. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe, điển hình là bệnh dạ dày. Căng thẳng khiến cơ thể tiết ra nhiều axit dạ dày hơn, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến đường tiêu hóa. Tình trạng này làm trầm trọng thêm các bệnh lý dạ dày sẵn có như
viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày thực quản…
Tuy không thể nào ngăn cản được hết những căng thẳng trong cuộc sống, nhưng bạn có nhiều cách để kiểm soát chúng. Ví dụ như tập thể dục, yoga, thiền, xem phim, nghe nhạc, vẽ tranh, cắm hoa…
Chỉ cần làm bất cứ thứ gì bạn thích để tâm trí dịu lại, giảm bớt những căng thẳng và lo lắng.
3. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giảm rối loạn tiêu hóa và nhiều lợi ích khác.
4. Thận trọng khi dùng thuốc
Một số loại thuốc gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, như thuốc giảm đau kháng viêm có thể gây ợ chua, đau bụng, kích ứng dạ dày, tiêu chảy… Do vậy, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn, tìm hiểu các tác dụng phụ. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, cần thông báo với bác sĩ.
>> Xem thêm Bị tiêu chảy thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì? Chữa như thế nào?
5. Dùng thuốc Tây y trị bệnh dạ dày
Rối loạn tiêu hoá nên uống thuốc gì? Với người bị rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày, cần phải dùng thuốc để xử lý nguyên nhân. Một số nhóm thuốc thường được dùng để trị bệnh dạ dày như thuốc kháng axit giúp trung hòa axit dạ dày, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh... Ưu điểm của thuốc Tây là có tác dụng nhanh chóng, nhưng có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nên cần phải dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Nên kết hợp thuốc Tây y và Đông y trong điều trị bệnh dạ dày
6. Dùng thuốc Đông y trị bệnh dạ dày
Khác với thuốc Tây, thuốc Đông y không có tác dụng tức thì nhưng hiệu quả lại bền vững, lâu dài, đảm bảo tính an toàn, có thể dùng theo đợt nên phù hợp với các bệnh mạn tính. Theo các chuyên gia, kết hợp cả thuốc Tây y và Đông y khi trị bệnh dạ dày sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
Đông y có bài thuốc trị bệnh dạ dày với công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống bí truyền có hiệu quả kỳ diệu. Với công dụng 4 trong 1, bài thuốc này không chỉ giúp giảm các triệu chứng bệnh dạ dày, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, sôi bụng, chướng bụng, mà còn tác động dần dần vào cơ địa, nhằm tăng cường sức khỏe cho niêm mạc dạ dày, hỗ trợ ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ, sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất, tạo nên thuốc Dạ dày Đông y dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Dạ dày Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị rối loạn tiêu hóa do bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/canh-bao-tinh-trang-roi-loan-tieu-hoa-do-benh-da-day-n10810.html