Viêm gan B là căn bệnh có tốc độ lây truyền nhanh chóng, nhiều người cho rằng căn bệnh này dễ dàng lây truyền qua tiếp xúc tay chân, hơi thở, ăn uống chung. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Vậy thực chất viêm gan B lây qua những con đường nào?
Bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Virus HBV tác động và gây ảnh xấu tới chức năng gan. Bệnh có thể diễn biến cấp tính, trong đó hơn 90% số trường hợp khỏi hoàn toàn, gần 10% chuyển sang viêm gan mạn tính và hậu quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
Bệnh có diễn biến phức tạp, thông thường trải qua hai giai đoạn chính là giai đoạn cấp tính và mạn tính.
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B (HBV) gây ra
Những giai đoạn phát triển của bệnh
Có hai giai đoạn phát triển chính của bệnh, đó là giai đoạn bệnh cấp tính và mạn tính:
-
Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân mới mắc bệnh chưa đầy 6 tháng, người bệnh cần được theo dõi để tránh tình trạng bệnh chuyển biến sang giai đoạn mạn tính.
-
Ở giai đoạn mạn tính, virus gây bệnh ở trong cơ thể người quá 6 tháng. Tại thời điểm này, rất khó để chữa khỏi bệnh, hầu hết người mắc viêm gan B mạn tính phải chấp nhận sống chung với bệnh cả đời. Ngoài ra, giai đoạn này còn để lại cho bệnh nhân rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Giai đoạn mạn tính để lại cho bệnh nhân rất nhiều biến chứng nguy hiểm
Triệu chứng viêm gan B
Mệt mỏi, chán ăn
Người bệnh viêm gan B thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người, cơ thể suy nhược, mất tập trung, khó khăn trong việc kiểm soát lời nói và hành động, người bệnh gặp khó khăn ngay cả trong những sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, nhiều trường hợp có dấu hiệu ăn không ngon miệng, chán ăn, lười vận động.
Sốt
Khi các chất độc tích tụ bên trong dồn vào máu hoặc tế bào gan bị hoại tử bắt đầu phát triển thì cơ thể sẽ có phản ứng sốt. Giai đoạn những ngày đầu phát bệnh, người bệnh thường sốt nhẹ. Nếu như bệnh nhân bị viêm gan B mãn tính thì có thể xuất hiện hiện tượng sốt kéo dài, nhất là vào buổi chiều.
Đau tức vùng gan
Gan nằm ở khoang bụng bên phải, phía dưới xương sườn. Người mắc viêm gan B có thể bị đau tức khu vực này, hay còn gọi là vùng hạ sườn phải. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ đau không giống nhau, khi vận động sẽ cảm thấy đau hơn.
Vàng da, vàng mắt
Trên cơ thể bệnh nhân xuất hiện những vùng màu vàng, đầu tiên sẽ là các niêm mạc, cụ thể là ở mắt, sau đó đến lòng bàn tay, rồi đến toàn thân chuyển sang màu vàng.
Người bệnh viêm gan B thường gặp rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng cho cơ thể
Các con đường lây nhiễm viêm gan B
Quan hệ tình dục
Bên cạnh máu, dịch âm đạo và tinh dịch là những nơi trú ngụ của virus viêm gan B. Vì thế, quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su hoặc dùng chung dụng cụ tình dục không được khử trùng đúng cách) có thể tăng nguy cơ mắc viêm gan B cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.
Từ mẹ sang con
Trường hợp viêm gan B truyền từ người mẹ sang con thường xảy ra trong giai đoạn chu sinh. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào bị viêm gan B cũng lây cho con. Điều này còn phụ thuộc vào số lượng virus có trong cơ thể mẹ và nồng độ HBeAg trong người mẹ bầu tại thời điểm mang thai.
Máu
Một người có thể bị nhiễm viêm gan B qua đường máu khi:
-
Dùng chung kim tiêm.
-
Tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh qua vết thương hở.
-
Tiếp nhận máu bị nhiễm HBV.
-
Dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng lây nhiễm cao như dao cạo, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa.
Viêm gan B dễ dàng lây truyền qua đường máu
Phải làm gì để phòng ngừa viêm gan B?
-
Tiêm phòng vacxin: Đối với người lớn và trẻ em cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B để có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này. Theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng, danh sách các mũi tiêm bao gồm 4 mũi cho trẻ em và 3 mũi cho người lớn.
-
Quan hệ tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể
-
Đối với những cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và làm xét nghiệm HbsAg.
-
Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm, các vật dụng cá nhân với người nhiễm viêm gan B như: bàn chải đánh răng, rạo cạo râu, bông tai…
-
Không được tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của bất kỳ ai khi chưa có dụng cụ bảo vệ.
-
Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
-
Tuyệt đối không thực hiên xăm mắt, môi… tại những cơ sở không đảm bảo an toàn.
Người lớn và trẻ em cần được tiêm phòng vacxin viêm gan B để có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này
Dùng thuốc Đông y thế hệ 2 hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mạn tính
Đông y có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh gan, tiêu biểu trong số đó là bài thuốc nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết bí truyền trong dân gian. Bài thuốc này có hiệu quả thực sự, được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Tuy nhiên, vì đây là bài thuốc bí truyền trong dân gian nên không có nhiều bệnh nhân được biết đến.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại Nhà máy dược đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên thuốc Đông y thế hệ 2. Thuốc Đông y thế hệ 2 hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, suy giảm chức năng gan đã được
nghiên cứu lâm sàng, so sánh hiệu quả với Silymarin (thuốc chuyên điều trị bệnh gan) đã được Bộ Y tế phê duyệt và nghiệm thu.
Phi Long
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: http://doisongplus.vn/con-duong-lay-nhiem-benh-viem-gan-b-va-cach-phong-tranh-dieu-tri-95499-9.html
TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP- WHO.
Điều trị viêm gan, suy giảm chức năng gan với các dấu hiệu:
• Ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn
• Dị ứng, mẩn ngứa, mề đay
• Nóng trong, mụn nhọt
Thành phần (cho một viên nén bao phim): 462mg cao khô tương đương: Bạch thược 420mg, Bạch truật 420mg, Cam thảo 420mg, Diệp hạ châu 840mg, Đảng sâm 420mg, Đương quy 420mg, Nhân trần 840mg, Phục linh 420mg, Trần bì 420mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết.
Chỉ định:
• Viêm gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B cấp và mãn tính với các triệu chứng mệt mỏi, vàng da, chán ăn, khó tiêu, táo bón, đau vùng gan.
• Bảo vệ và tái tạo gan, giải độc gan, chống dị ứng, mề đay, lở ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu, tân dược.
Liều dùng - Cách dùng:
Nên uống thuốc tốt nhất vào lúc đói.
• Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Ngày 2 lần x 2 viên.
• Trẻ em từ 8-12 tuổi: Ngày 2 lần x 1 viên.
Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
* Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả TONKA phải có tác dụng rõ rệt sau 10 - 15 ngày sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục sử dụng hay ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 - Fax: 0272.3817.337
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0479/2017/XNQC-QLD
Số đăng ký thuốc: VD-24529-16
Tham khảo thêm tại website: https://nhatnhat.com/tonka.html
|