Bệnh đau dạ dày là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân gây đau dạ dày là gì và cách điều trị bệnh.
Bệnh đau dạ dày gây khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
Chức năng của dạ dày đối với hệ tiêu hóa
Sau khi nuốt, thức ăn và đồ uống sẽ đi theo thực quản tới dạ dày. Dạ dày là điểm dừng đầu tiên trong hệ tiêu hóa trước khi thức ăn di chuyển tới ruột non.
Về cấu tạo, dạ dày có hình như một hạt đậu nằm ở phía sau xương sườn. Khi thức ăn đi tới dạ dày, các cơ vòng ở phần mở của dạ dày và phần đi vào ruột non sẽ đóng lại. Sau đó, niêm mạc dạ dày sẽ tiết ra axit clohydric và các enzyme giúp phân hủy thức ăn để chúng có thể tiếp tục hành trình qua hệ tiêu hóa. Khi tiết ra axit và enzyme, các cơ dạ dày co bóp theo tạo ra một nhu động để trộn thức ăn cùng với axit và enzyme.
Dạ dày co bóp giúp tiêu hóa thức ăn
Axit có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể cùng với thức ăn và đồ uống. Axit có thể làm tổn thương dạ dày nên đồng thời dạ dày cũng có thể tiết ra cả chất nhầy trung hòa, bao bọc xung quanh niêm mạc dạ dày và bảo vệ dạ dày khỏi bị hư hại. Dạ dày tạo ra một chất cần thiết để cơ thể giúp hấp thu vitamin B12.
Dạ dày là phần rộng nhất của hệ tiêu hóa với dung tích chứa khoảng hơn 1 lít. Vì thế dạ dày không chỉ có khả năng tiêu hóa thức ăn mà còn có khả năng lưu trữ. Dung tích của dạ dày lớn nên cho phép chúng ta ăn nhiều trong một bữa và có thể được tiêu hóa từ từ trong thời gian tiếp theo. Có thể mất từ 4 đến 6 giờ hoặc lâu hơn để tiêu hóa hết bữa ăn. Hàm lượng chất béo trong đồ ăn càng cao thì thời gian tiêu hóa càng lâu.
>> Xem thêm Cách xoa bóp giảm nhanh cơn đau dạ dày - tá tràng
Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày thường xuất hiện ở vùng bụng trên
Đau dạ dày là cảm giác đau đớn khó chịu ở vùng bụng trên phía bên trái. Cơn đau dạ dày có thể âm ỉ cho tới đau quặn bụng, đau dữ dội. Đây là dấu hiệu cảnh báo dạ dày gặp phải vấn đề trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ngoài đau dạ dày, người bệnh còn có thể cảm thấy khó tiêu, ợ chua. Nguyên nhân gây ra có thể do:
-
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Là tình trạng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi ăn một số loại thức ăn cay, bạc hà, sô cô la, cà phê, rượu hoặc trái cây họ cam quýt sẽ làm tăng tình trạng viêm hoặc nồng độ axit trong dạ dày, kích hoạt trào ngược. Các loại thực phẩm mất nhiều thời gian để tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến các triệu chứng trào ngược nghiêm trọng hơn.
-
Viêm loét dạ dày: Là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc hoặc có quá nhiều axit trong dạ dày hoặc do bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Phần niêm mạc dạ dày bị loét tiếp xúc với axit tạo ra trong dạ dày gây ra cơn đau.
-
Ung thư dạ dày: Thường phổ biến ở người trên 65 tuổi. Ung thư biểu mô tuyến và ung thư hạch chiếm phần lớn các trường hợp ung thư dạ dày.
Triệu chứng điển hình đi kèm đau dạ dày
Ngoài đau dạ dày người bệnh có thể thấy buồn nôn, nôn mửa
Bên cạnh đau dạ dày ở vùng bụng trên hay còn gọi đau vùng thượng vị - triệu chứng đặc trưng, người bệnh cũng có thể thấy một số triệu chứng khác như:
-
Đầy bụng, khó tiêu: Hiện tượng bụng luôn có cảm giác ậm ạch, ăn không tiêu vô cùng khó chịu. Nguyên do là thức ăn đã đưa vào dạ dày trong thời gian dài mà chưa được tiêu hóa.
-
Buồn nôn và nôn mửa: Khi bị đau dạ dày do trào ngược, một phần thức ăn cùng dịch vị dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, ói mửa nhất là khi vừa ăn xong.
-
Ợ chua, đầy hơi: Thức ăn đi vào dạ dày chưa được tiêu hóa theo như quy trình thông thường sinh ra nhiều hơi. Dạ dày cũng tiết nhiều axit hơn nên dễ dẫn đến hiện tượng ợ hơi, ợ chua đi kèm với cơn đau dạ dày.
-
Sụt cân: Đau dạ dày kéo dài chưa được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh bị sụt cân.
-
Đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu: Triệu chứng này thường chỉ xuất hiện với người bị viêm loét dạ dày thể nặng, chảy máu dạ dày. Khi tổn thương niêm mạc dạ dày sâu khiến thành mạch máu bị tổn thương nên xuất huyết ra ống tiêu hóa và trộn lẫn trong thức ăn nên có thể gây ra nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
>> Xem thêm Ợ chua là gì? Cách khắc phục như thế nào?
Chẩn đoán và điều trị đau dạ dày
Chẩn đoán cơn đau dạ dày
Bác sĩ thường sẽ chỉ định nội soi dạ dày để biết được chính xác nguyên nhân bệnh
Để biết được chính xác nguyên nhân gây đau bụng, bạn cần thăm khám bác sĩ. Bên cạnh việc thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ cũng sẽ hỏi kĩ về vị trí cơn đau, mức độ nghiêm trọng, thời gian bị đau dạ dày kéo dài bao lâu… Đây là các căn cứ để bác sĩ đưa ra chỉ định các xét nghiệm cần thiết để đoán bệnh.
Bị đau dạ dày, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm, chụp MRI, chụp X-quang để xem chi tiết các cơ quan, mô và các cấu trúc trong khoang bụng. Đây là các xét nghiệm để xem có khối u, vỡ hoặc viêm không.
Ngoài ra, người bị đau dạ dày thường được yêu cầu nội soi gây mê thực quản - dạ dày. Đây là kỹ thuật sử dụng một ống mềm có camera ở đầu đưa qua miệng. Nội soi giúp kiểm tra xem phần thực quản, dạ dày và tá tràng có bị viêm loét hay không.
Sử dụng thuốc Tây điều trị đau dạ dày
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau dạ dày, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc:
-
Thuốc chẹn histamine (H2): Histamine làm tăng tiết axit dạ dày, ngăn chặn histamine có thể giúp làm giảm sản xuất axit và hạn chế các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
-
Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc này có tác dụng ức chế trực tiếp bơm axit trong dạ dày. Thuốc này cần phải uống hàng ngày mới đem lại hiệu quả.
-
Thuốc kháng axit: Thuốc giúp chống lại tác động của axit nhưng không giết chết vi khuẩn hoặc ngừng sản xuất axit dạ dày.
-
Thuốc kháng sinh: Người bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp dạ dày có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp các loại thuốc khác.
-
Thuốc giảm đau: Các loại thuốc chứa Ibuprofen, Acetaminophen hay Aspirin có thể sử dụng cho người bị đau dạ dày từ mức độ trung bình cho tới nặng.
Thuốc trị đau dạ dày Tây y thường có hiệu quả nhanh chóng giúp làm giảm triệu chứng bệnh, nhưng nếu sử dụng kéo dài có thể tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm. Vì thế bạn nên dùng thuốc theo đúng liều lượng, đúng chỉ định và hỏi ý kiến bác sĩ khi gặp phải phản ứng phụ khi dùng thuốc.
>> Xem thêm Ăn gì chữa đau dạ dày và 3 loại thực phẩm dễ tìm nhất
Áp dụng các mẹo dân gian trị đau dạ dày
Nghệ thường được truyền miệng có khả năng trị bệnh dạ dày
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây trị bệnh, khi bị đau dạ dày bạn có thể tham khảo một số mẹo giúp giảm đau dạ dày từ các phương pháp tự nhiên.
-
Sử dụng lá mơ chữa đau dạ dày: Lấy một nắm lá mơ, rửa sạch ngâm với nước muối rồi để ráo. Giã nát hoặc xay nhuyễn lá mơ lấy nước uống trực tiếp được xem là giúp giảm đau dạ dày hiệu quả.
-
Chữa bệnh đau dạ dày với nghệ tươi và mật ong: Làm sạch 1 củ nghệ, giã nát và lấy nước cốt. Pha nước cốt nghệ với nước ấm, 2 thìa cà phê mật ọng và uống sau khi ăn 30 phút.
Tuy nhiên, các mẹo trị đau dạ dày trên đều là phương pháp dân gian truyền miệng, chưa được nghiên cứu kiểm chứng về tính hiệu quả. Vì thế, khi áp dụng để trị đau dạ dày bạn nên theo dõi triệu chứng nếu không phù hợp thì không nên tiếp tục.
Cách phòng ngừa cơn đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày rất dễ tái phát, do đó, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống để ngăn ngừa bị đau dạ dày tái phát sau điều trị. Cụ thể là:
-
Ăn nhiều bữa nhỏ
-
Ăn nhiều trái cây, rau quả và cắt giảm thức ăn nhiều giàu mỡ, chất béo
-
Sau bữa ăn hãy sắp xếp thời gian đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng
-
Tránh ăn vặt trước khi đi ngủ
-
Tránh đồ uống có ga, chất kích thích
-
Bỏ thuốc lá
-
Uống ít nhất 8 cốc nước hoặc chất lỏng không chứa caffein mỗi ngày
-
Sử dụng thuốc chống trào ngược axit nếu cần
-
Chú ý tăng bổ sung chất xơ trong chế độ ăn để làm tăng khối lượng phân. Nên ăn ít nhất 25 – 30 g chất xơ mỗi ngày.
-
Tập thể dục từ 30 – 40 phút, mỗi tuần tập 3 – 5 lần để cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Có thể tập đi bộ, chạy, tập tạ, đá bóng… đều có ích cho sức khỏe.
-
Bổ sung men vi sinh để giữ cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh giúp tăng sức đề kháng chung.
Sử dụng thuốc dạ dày Đông y – Giúp giảm đau dạ dày và phòng ngừa tái phát
Khác với Tây y phần lớn hướng tới trị triệu chứng, giúp giảm đau nhanh nhưng lại tiềm ẩn tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài, các bài thuốc Đông y trị dạ dày hướng tới cân bằng âm dương, giảm viêm, giảm đau chậm nhưng hiệu quả kéo dài, ngăn ngừa tái phát bệnh.
Tiêu biểu như bài thuốc Đông y dạ dày có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống giúp trị đau rát vùng thượng vị, trị viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.
Hiện bài thuốc đã được chuyển giao cho nhà máy chuẩn GMP-WHO sản xuất dưới dạng viên nén bao phim tiện dụng.
Thuốc hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/benh-dau-da-day-la-gi-cac-phuong-phap-dieu-tri-benh-hieu-qua-n9063.html