Khoảng 30% bệnh nhân đột quỵ tiền sử có các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA). Điều trị thiếu máu não cục bộ thoáng qua có ý nghĩa lớn trong dự phòng đột quỵ.
Nhận diện ngay các dấu hiệu nguy hiểm của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Tuy tỷ lệ mắc đột quỵ không liên quan đến số lượng hoặc thời gian của các cơn TIA nhưng tỷ lệ sẽ cao hơn ở bệnh nhân thiếu máu não cục bộ thoáng qua kèm theo tăng huyết áp hoặc đái tháo đường. Điều trị các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có ý nghĩa lớn trong việc dự phòng đột quỵ.
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua (TIA) là gì?
Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) là một dạng thiếu hụt máu ở hệ thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thông thường chỉ trong khoảng vài phút. Tình trạng này còn được gọi là
đột quỵ nhẹ, xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết.
Cả đột quỵ và TIA đều thuộc chuỗi các biến cố nghiêm trọng liên quan đến thiếu máu cục bộ ở não. Cả hai đều là chỉ điểm quan trọng của tình trạng thiếu hụt lưu lượng dòng máu não và tăng nguy cơ tàn phế và tử vong. Tuy vậy, TIA cung cấp cơ hội để điều trị vốn có thể ngăn chặn được tổn thương tàn phế vĩnh viễn.
Hình ảnh đột quỵ và cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Biểu hiện của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Triệu chứng lâm sàng của TIA có thể thay đổi ở các bệnh nhân. Tình trạng này thường khởi phát đột ngột, không báo trước và lại hồi phục rất nhanh chỉ trong vòng vài phút nên đôi khi chính bệnh nhân cũng không biết rằng mình vừa có cơn TIA. TIA thường được phân làm 2 loại với các biểu hiện khác nhau bao gồm:
1. TIA thuộc khu vực tưới máu của động mạch cảnh
Các triệu chứng hay gặp gồm:
-
Yếu và nặng tay chân, mặt bên đối diện có thể phối hợp hoặc riêng rẽ
-
Rối loạn cảm giác
-
Giảm vận động, nói khó, mất thị lực của bên đối diện với bên giảm vận động
-
Tăng phản xạ gân xương hoặc phản xạ duỗi bàn chân.
2. TIA thuộc khu vực động mạch đốt sống – thân nền
Các triệu chứng hay gặp gồm:
-
Chóng mặt, loạng choạng, nhìn đôi, khó nuốt
-
Dị cảm quanh miệng
-
Yếu và có rối loạn cảm giác ở 1 bên, 2 bên hoặc xen kẽ 2 bên
-
Các cơn yếu 2 chân đột ngột mà không đau đầu hoặc không mất ý thức có thể xảy ra liên quan với cử động của đầu.
-
Trong đó TIA thuộc khu vực tưới máu của động mạch cảnh có tỷ lệ tiến triển thành cơn đột quỵ cao hơn so với TIA thuộc khu vực đốt sống – thân nền.
Hình ảnh: Mảng xơ vữa ở động mạch cảnh rất dễ gây nên các cơn TIA
Nguyên nhân dẫn tới cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải những cơn thiếu máu não thoáng qua, tỷ lệ tăng lên ở người cao tuổi. Hầu hết các trường hợp vào viện vì cơn thiếu máu não thoáng qua đều do cục máu đông. Cục máu đông có thể là kết quả của
xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim… Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn dòng máu tới một phần não bộ. Tế bào não bị ảnh hưởng chỉ trong vòng vài giây cũng gây ra các triệu chứng ở các phần của cơ thể được kiểm soát bởi các tế bào não này. Sau khi cục máu tan ra các triệu chứng sẽ biến mất. Đôi khi, cơn thiếu máu não thoáng qua là do tụt huyết áp mạnh làm
giảm lưu lượng máu lên não.
Có nhiều yếu tố tác động đến cơn thiếu máu não thoáng qua như: Chủng tộc, tuổi, di truyền. Những người có nguy cơ bị cơn thiếu máu não thoáng qua là:
-
Người có cha mẹ bị bệnh tim mạch;
-
Người trên 55 tuổi;
-
Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới;
-
Người bị béo phì;
-
Người mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim, suy tim, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao,
-
Hút thuốc lá,
-
Sử dụng ma túy…
Người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm
Không chủ quan và bỏ qua cơn thiếu máu não cục bộ
Thiếu máu não cục bộ thường kéo dài chỉ một vài phút nhưng có thể kéo dài trong vài giờ. Chúng thường biến mất một cách nhanh chóng và không may thường bị bỏ qua. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 10-15% bệnh nhân có TIA sẽ có đột quỵ trong vòng 3 tháng, và một nửa nhóm đột quỵ này xảy ra trong 48 giờ sau TIA. Do vậy TIA là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu thật sự có thể xảy ra trong tương lai nếu không được phòng ngừa và nên được điều trị như là
đột quỵ. Những người bị cơn thiếu máu não thoáng qua 1 lần có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 9 lần so với những người chưa bị lần nào.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bằng thuốc Đông y thế hệ 2
Đối với bệnh nhân có nguy cơ cao đặc biệt các bệnh nhân đã có những dấu hiệu của bệnh tai biến với những cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua cần đặc biệt lưu ý đến sức khỏe của bản thân. Để điều trị thiếu máu não cục bộ thoáng qua, dự phòng đột quỵ, người bệnh nên dùng thuốc Đông Y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Thuốc Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch bí truyền, sản xuất theo dây chuyền hiện đại chuẩn GMP-WHO, đảm bảo độ an toàn, không nhờn thuốc khi sử dụng lâu dài, giúp phòng ngừa tai biến và phục hồi di chứng sau tai biến.
Nguyên Đồng
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Meken là thuốc điều trị hiệu quả, không phải là thực phẩm chức năng
Thành phần (cho một viên nén bao phim):
500mg cao khô tương đương: Nhân sâm (Radix Ginseng) 800mg, Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 800mg, Tần giao (Radix Gentianae macrophyllae) 800mg, Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici) 533,3mg, Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii) 800mg, Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae) 800mg, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 800mg, Ngô thù du (Fructus Euodiae rutaecarpae) 533,3mg; Băng phiến (Borneolum Syntheticum) 26,6mg; Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, ôn kinh thông mạch.
Cách dùng:
Liều điều trị: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên. Uống liên tục 10 ngày sau đó nghỉ 1 ngày. Mỗi đợt điều trị kéo dài 30 ngày. (Có thể dùng 3 đợt liên tục).
Liều dự phòng tái phát và duy trì: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Liều dự phòng tai biến mạch máu não: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Có thể dùng dài ngày.
Chú ý: Không uống thuốc trước khi đi ngủ.
Chống chỉ định: Trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0329/2017/XNQC-QLD
Số Giấy đăng ký lưu hành: VD-26513-17
Thông tin chi tiết xem tại: Thuốc Meken
|