Đau 1 bên đầu gối đột ngột và dữ dội khiến không ít người lo lắng. Tình trạng này có thể xảy ra với mọi người, ở mọi lứa tuổi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau 1 bên đầu gối đột ngột
Nguyên nhân đau 1 bên đầu gối
Đau 1 bên đầu gối do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Điển hình như:
-
Gãy xương: triệu chứng chính là sưng tấy, đau buốt và không thể cử động đầu gối
-
Viêm gân: Triệu chứng chính là sưng tấy và đau âm ỉ
-
Đau đầu gối do chạy: Triệu chứng chính là đau nhói phía sau xương bánh chè
-
Dây chằng bị rách: Ban đầu có thể nghe thấy tiếng bốp, sau đó là sưng tấy và đau 1 bên đầu gối dữ dội
-
Viêm xương khớp: Triệu chứng chính là đau và sưng đầu gối
-
Viêm bao hoạt dịch: Cơn đau đột ngột 1 bên đầu gối và sưng tấy
-
Sụn chêm bị thương: có thể nghe thấy tiếng bốp, sau đó là sưng và đau
-
Bệnh gout (gút): Cơn đau dữ dội và sưng nhiều
-
Viêm khớp nhiễm trùng: Đau, sưng, nóng và đỏ quanh khớp
Gãy xương
Gãy xương có thể gây đau 1 bên đầu gối đột ngột. Gãy xương thường xảy ra do chấn thương hoặc té ngã.
Gãy xương chày gần khớp gối thường liên quan đến xương ống chân và xương bánh chè. Các triệu chứng do gãy xương chày là: sưng tấy, đau nhói, không có khả năng di chuyển khớp.
Gãy xương đùi liên quan đến đùi dưới và xương bánh chè. Các triệu chứng tương tự như gãy xương chày.
Gãy xương bánh chè gây sưng tấy và đau dữ dội ở đầu gối.
Viêm gân
Viêm gân đầu gối khá phổ biến. Gân kết nối các khớp với xương. Các hành động lặp đi lặp lại (chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy) có thể khiến gân bị viêm và sưng tấy. Tình trạng này được gọi là viêm gân. Căng cứng, sưng tấy, đau âm ỉ và khó cử động là những triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm gân ở đầu gối.
Viêm gân đầu gối cũng gây đau 1 bên đầu gối đột ngột
Đau đầu gối do chạy
Đau đầu gối do chạy thường xảy ra ở phía sau hoặc xung quanh xương bánh chè. Cơn đau này thường gặp ở những người hay chạy bộ, vận động viên.
Chấn thương dây chằng
Dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo giữa (MCL) là những dây chằng thường bị sưng viêm. Các dây chằng PCL, LCL và MPFL ở đầu gối cũng có thể bị rách. Những dây chằng này kết nối xương ở trên và dưới xương bánh chè.
Dây chằng bị thương do rất nhiều nguyên nhân như do vận động quá mức khi chơi quần vợt, khi tâng bóng, hoặc bị thương ở đầu gối.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là loại viêm khớp phổ biến nhất. Đau đầu gối đột ngột có thể cho thấy sự khởi đầu của bệnh
viêm xương khớp (OA).
Người cao tuổi, đặc biệt là các vận động viên, những người làm nghề xây dựng, những người thường xuyên thực hiện các động tác lặp đi lặp lại có nguy cơ cao bị viêm xương khớp.
Đau, căng và viêm đầu gối là những dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm xương khớp. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau ở đầu gối sẽ không xuất hiện đột ngột mà cơn đau sẽ tăng dần dần.
Thông thường viêm xương khớp sẽ ảnh hưởng đến 1 đầu gối, nhưng một số trường hợp bị đau cả 2 đầu gối.
Viêm bao hoạt dịch
Các bao hoạt dịch là những túi chứa đầy chất lỏng giữa các khớp. Bao hoạt dịch có thể bị viêm gây sưng, đau đột ngột 1 bên đầu gối hoặc cả 2 bên.
Sụn chêm bị thương
Chấn thương hoặc rách sụn chêm là tình trạng khá phổ biến do vặn xoắn đầu gối gây ra.
Nếu bị rách sụn chêm, bạn có thể nghe thấy tiếng bốp, sau đó là cảm giác đau buốt, đầu gối sưng vù. Rách sụn chêm thường chỉ xảy ra ở 1 bên đầu gối.
Bệnh gút
Sự tích tụ của axit uric trong cơ thể gây ra bệnh gút. Axit có xu hướng tích tụ ở bàn chân, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến đầu gối.
Bệnh gút thường gặp ở nam giới trung niên và phụ nữ sau mãn kinh.
Bệnh gút xuất hiện từng đợt kéo dài vài ngày, gây đau dữ dội và sưng tấy. Nếu bạn chưa từng bị đau đầu gối và cơn đau xuất hiện đột ngột, đó có thể là sự khởi đầu của bệnh gút.
Viêm khớp nhiễm trùng
Viêm khớp truyền nhiễm là một dạng viêm khớp cấp tính xuất phát từ chất lỏng bị nhiễm trùng xung quanh khớp. Nếu không được điều trị, dịch có thể gây nhiễm trùng.
Viêm khớp nhiễm trùng cần phải phẫu thuật khẩn cấp.
Tình trạng này gây ra cơn đau đột ngột chỉ ở 1 bên đầu gối. Người từng bị viêm khớp, mắc bệnh gút hoặc hệ miễn dịch suy yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiễm trùng.
Viêm khớp nhiễm trùng cần phải phẫu thuật ngay
Đau 1 bên đầu gối điều trị như thế nào?
Các biện pháp điều trị đau khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Đối với chấn xương và gãy xương
Nếu nghi ngờ gãy xương đầu gối, người bệnh cần đi đến bệnh viện để được bác sĩ điều trị, bó bột hoặc nẹp để ổn định đầu gối trong khi chờ xương lành lại.
Trong trường hợp gãy xương nặng hơn, người bệnh có thể phải phẫu thuật, sau đó là nẹp và tập vật lý trị liệu.
Đối với viêm gân, khớp gối, bệnh gút và viêm bao hoạt dịch
Việc đầu tiên cần làm để giảm sưng, đỏ và đau âm ỉ, nóng rát chính là cho khớp nghỉ ngơi.
Chườm lạnh lên đầu gối sẽ giúp giảm sưng tấy. Nếu bị đau nhiều, bác sĩ có thể kê đơn thuốc NSAID như ibuprofen. Thay đổi lối sống, chẳng hạn như đeo đệm bảo vệ và tập vật lý trị liệu có thể giúp kiểm soát cơn đau và ít tái phát các triệu chứng hơn.
Nếu bị bệnh gút thì cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
Đối với dây chằng, sụn và rách khớp
Các vết rách dây chằng, sụn và khớp ở đầu gốicần được bác sĩ xử lý.
Sau khi chẩn đoán hình ảnh và đánh giá lâm sàng, bác sĩ sẽ thông báo phương pháp điều trị có bao gồm vật lý trị liệu và thuốc chống viêm hay không. Trong trường hợp nặng thì cần phải phẫu thuật để sửa chữa chấn thương.
Việc hồi phục sau phẫu thuật đầu gối có thể mất một thời gian, khoảng 6 tháng đến 1 năm mới hoạt động trở lại bình thường được.
Đối với bệnh viêm khớp
Viêm khớp là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Các biện pháp điều trị thường được áp dụng gồm:
-
Thuốc NSAID hoặc các loại thuốc giảm đau khác
-
Tập vật lý trị liệu
-
Dùng thiết bị trợ giúp như nẹp đầu gối
-
Thay đổi chế độ ăn uống, giảm cân nếu bị thừa cân và bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm các triệu chứng của đau khớp gối.
-
Tiêm corticosteroid cũng là một biện pháp giúp giảm đau
-
Thay toàn bộ khớp gối nếu bệnh nặng, tái phát thường xuyên
-
Dùng thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 để điều trị triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát
Dùng thuốc Đông y chữa đau 1 bên đầu gối là giải pháp được tin chọn
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 – giải pháp cho tình trạng đau 1 bên đầu gối đột ngột
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp bí truyền có hiệu quả thực sự. Bài thuốc này được sản xuất tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xương Khớp Đông y thế hệ 2 trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại; hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai cột sống, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Người bị đau 1 bên đầu gối đột ngột do viêm xương khớp có thể tham khảo sử dụng thuốc.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại
XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Một số lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc:
- Thời gian điều trị bệnh khớp phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Bệnh nhẹ, mới khởi phát, dùng thuốc liên tục trong 2 - 6 tuần. Bệnh khớp mãn tính, tái phát nhiều lần, đã phải tiêm thuốc Tây vào các khớp, nên dùng thuốc liên tục khoảng 3 - 6 tháng.
- Triệu chứng đau có thể tăng nhẹ sau khoảng 2 - 10 ngày dùng thuốc, đây là hiện tượng “công thuốc“ hay gặp trong Đông y, bệnh nhân không được ngừng sử dụng thuốc, triệu chứng đau sẽ giảm sau 1 thời gian ngắn dùng thuốc.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 191/2017/XNQC-QLD
|