Hầu như ai cũng biết đau dạ dày nên kiêng thức ăn cay, nhiều dầu mỡ, rượu bia. Nhưng có một số thực phẩm tưởng như vô hại nhưng khiến cơn đau dạ dày thêm nặng. Vậy, đau dạ dày kiêng gì?
Đau dạ dày kiêng gì là thắc mắc của không ít bệnh nhân
Nhận biết đau dạ dày kiêng gì là đúng sẽ giúp người bệnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của mình, giúp giảm bớt những cơn đau, hạn chế đầy hơi, chướng bụng và có cuộc sống thoải mái hơn.
Vậy, bạn có biết đau dạ dày cần kiêng gì?
1. Các loại rau sinh ra khí
Có một số loại rau như măng tây, bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn… sau khi được tiêu hóa thường tạo ra khí. Những loại rau này có chứa raffinose - một loại đường không bị tiêu hóa cho đến khi vi khuẩn trong ruột lên men. Quá trình này tạo ra khí và gây đầy hơi, chướng bụng.
>> Xem thêm Cách xoa bóp giảm đau dạ dày - tá tràng
Đau dạ dày nên kiêng những loại rau gây đầy hơi, chướng bụng
2. Sữa và một số sản phẩm từ sữa
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Sara Cerrone (New York, Mỹ) cho biết sữa có thể vừa có lợi vừa có hại cho người bệnh dạ dày.
Nếu là đau do viêm loét dạ dày thì sữa có thể làm trầm trọng thêm cơn đau. Với người không dung nạp lactose, thì uống sữa còn dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng.
3. Các loại đậu
Đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan… đều là những thực phẩm nằm trong danh sách “đau dạ dày cần kiêng gì” vì chúng gây đầy hơi. Những loại đậu này có chứa đường và chất xơ mà cơ thể không thể hấp thụ. Khi đến ruột già, vi khuẩn đường ruột sẽ tiêu hóa chúng và gây đầy chướng bụng.
4. Táo
Có thể bạn đã nghe đến câu nói “Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh và không phải đến gặp bác sĩ”. Tuy nhiên, chỉ nên dừng lại ở một quả táo mỗi ngày, bởi nếu bạn ăn nhiều hơn, thì lượng chất xơ, fructose và sorbitol sẽ tăng cao. Những chất này cơ thể không tiêu hóa được, sẽ dẫn đến đầy hơi và khó chịu.
5. Đường tinh luyện
Thực phẩm có chứa đường tinh luyện có thể gây tăng đột biến insulin, do đó dẫn đến sự dao động của lượng đường trong máu. Mặc dù điều này không ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy ê ẩm và run rẩy, càng làm cho sự khó chịu ở dạ dày thêm trầm trọng.
6. Đồ uống có ga
Nhiều người cho rằng bị khó tiêu thì nên uống đồ uống có ga. Đây là một sai lầm tai hại vì chính thức uống có ga sẽ khiến lượng khí tăng lên trong dạ dày và đường ruột. Ngoài ra, axit xitric và chất bảo quản natri benzoate trong một số đồ uống có ga sẽ gây hại cho dạ dày.
7. Sô cô la và caffein
Một trong những lý do chính khiến caffein và sô cô la (có thể chứa caffein) gây khó chịu cho dạ dày là vì nó làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Caffein làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến axit trào ngược lên thực quản
8. Đồ ăn mặn
Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa vi khuẩn HP và với chế độ ăn nhiều muối. Các chuyên gia cho rằng, nồng độ muối cao trong môi trường dạ dày sẽ khiến vi khuẩn HP tồn tại, phát triển và gây bệnh. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu cho thấy ăn mặn làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Do vậy, người bệnh dạ dày nên ăn nhạt hơn, hạn chế các thực phẩm đóng hộp và thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều muối.
Vậy, bạn có biết đau dạ dày nên ăn gì?
Dưa chuột: dưa chuột có chứa quercetin giúp giảm đầy hơi, ức chế hoạt động của các enzym gây viêm nhiễm.
-
Chuối: chuối giàu kali, giúp điều chỉnh mức natri trong cơ thể, giảm đầy hơi do muối gây ra. Chuối cũng có chứa chất xơ hòa tan, làm giảm hoặc ngăn ngừa táo bón.
-
Đu đủ: enzyme papain trong đu đủ giúp tiêu hóa tốt hơn.
-
Gừng: có chứa enzym zingibain giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm đầy hơi, khó chịu ở dạ dày.
-
Bạc hà và trà hoa cúc: cả hai đều giúp giảm đầy hơi, làm dịu dạ dày và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.
Ngoài danh sách đau dạ dày kiêng ăn những gì và nên ăn gì, người bệnh cần lưu ý, chế độ ăn uống hàng ngày chỉ giúp ích phần nào trong việc giảm nhẹ các triệu chứng, không thay thế được thuốc điều trị bệnh. Do vậy, muốn trị bệnh dạ dày cần kết hợp cả dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, lối sống.
Người bệnh đau dạ dày cần kết hợp cả dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống
Lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh dạ dày
Để điều trị bệnh dạ dày, bác sĩ thường kê thuốc giảm đau, chống co thắt, thuốc kháng histamin, thuốc giảm axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng sinh…
Khi sử dụng thuốc tân dược, cần lưu ý dùng đúng liều lượng, liệu trình và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng vì thuốc có thể gây ra tác dụng phụ trên gan, thận…
Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tân dược, hiện nay, xu hướng mới được nhiều người tin tưởng khi trị bệnh dạ dày là dùng thuốc Đông y.
Đông y có bài thuốc trị bệnh dạ dày có công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống. Nhờ tác dụng 4 trong 1, bài thuốc không chỉ giúp trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, giảm các triệu chứng ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, cảm giác khó chịu ở dạ dày, mà còn tác động dần dần vào cơ địa, hỗ trợ ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tạo nên sản phẩm thuốc Dạ Dày Đông y dạng viên nén tiện dụng. Người bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng.
Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/dau-da-day-kieng-gi-8-dap-an-khien-nhieu-nguoi-ngac-nhien-n8314.html